Ung thư đường tiêu hóa đang ngày càng trẻ hoá
Mặc dù mắc bệnh về tiêu hóa lâu năm nhưng do tâm lý chủ quan, không điều trị dứt điểm, bệnh nhân 30 tuổi này đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Anh Hà Văn Quản, tỉnh Hà Giang chia sẻ: "Lúc bé, tôi bị trĩ, để lâu quá nên phát triển thành ung thư trực tràng, đi ngoài khó và ra máu rất nhiều. Lúc bé nhận thức của mình không có với chủ quan, mới để trĩ phát triển thành ung thư".
Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 ca mắc mới và gần 123.000 ca tử vong do bệnh ung thư, trong đó ung thư đường tiêu hóa chiếm hơn 30%. Theo thống kê của Bệnh viện K, độ tuổi mắc ung thư dạ dày, ung thư đại tràng đang có xu hướng trẻ hóa, không ít trường hợp dưới 40 tuổi, thậm chí có bệnh nhân ngoài 20 tuổi đã mắc bệnh.

Nguyên nhân ung thư dạ dày có thể do ăn uống không lành mạnh, ăn mặn, lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, gây quá tải cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá; nhiễm vi khuẩn HP; yếu tố di truyền; viêm loét dạ dày mạn tính... cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 4, thứ 5 trên thế giới về tỷ lệ mắc lẫn tỉ lệ tử vong. Có thể thấy, gánh nặng bệnh tật của hai loại ung thư này rất lớn, nhất là khi vào người trẻ, những người đang trong độ tuổi lao động, cống hiến. Chế độ ăn của chúng ta đang ngày càng thay đổi, ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, những đồ ăn hấp thụ nhiệt cao, biến đổi cấu trúc protein trong thịt. Từ đó, khi chúng ta ăn vào sẽ biến đổi cấu trúc của tế bào, dẫn đến ung thư.

Ngoài ra, đồ ăn quá nhiều muối như dưa muối, cà muối, dẫn đến những tổn thương liên quan đến dạ dày, ung thư dạ dày. Thói quen thức khuya, dạy sớm, ăn uống không đúng giờ giấc. Đó cũng là lí do khiến cho những tổn thương liên quan đến dạ dày có xu hướng nhiều lên.
Các triệu chứng của bệnh ung thư đường tiêu hóa thường mờ nhạt, diễn tiến âm thầm và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác, do đó thường bị bỏ qua và phát hiện ở giai đoạn muộn. Để phòng tránh căn bệnh này, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh, đồng thời nội soi đường tiêu hóa định kỳ để phát hiện sớm, tránh tổn thương tiến triển thành ung thư.


Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.
Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
0