‘Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô’
Sự kiện nhằm xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề trên địa bàn huyện Ứng Hòa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của Việt Nam cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Ứng Hòa từ lâu đã được biết đến như một vùng di sản, là cái nôi của nhiều nghề, nhiều nét văn hóa dân gian. Hiện nay trên địa bàn huyện có 21 làng nghề truyền thống, mỗi làng nghề đều mang một bản sắc, đặc trưng riêng bởi vị trí địa lý và bề dày truyền thống của mỗi địa phương.
Tại sự kiện “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô” đã diễn ra lễ công bố và trao quyết định công nhận điểm du lịch quốc gia làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu và công nhận nghề thủ công truyền thống - nghề may Trạch Xá là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Trong đó, “Điểm du lịch làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu” - làng nghề có lịch sử làm tăm hương với tuổi đời hơn 100 năm tuổi, đã được định hướng xây dựng phát triển thành điểm đến du lịch của thành phố.
Làng nghề Trạch Xá - được xem là chốn tổ nghề may truyền thống dân tộc, qua hơn 1.000 năm lưu giữ và phát triển, áo dài Trạch Xá đã trở thành một di sản và là minh chứng sống cho sự bền bỉ, sáng tạo của người dân Trạch Xá nói riêng, Ứng Hoà nói chung. Với những ý nghĩa to lớn về văn hoá - lịch sử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận “Nghề thủ công truyền thống: nghề may Trạch Xá” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Thông qua chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô”, ngành du lịch Thủ đô kỳ vọng trong thời gian tới với những sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, cùng chiến dịch truyền thông hiệu quả, sẽ mang lại nhiều bước đột phá trong khai thác phát triển du lịch tại huyện Ứng Hòa cũng như các huyện ngoại thành nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Sự công nhận của các cấp chính quyền là nguồn động lực to lớn giúp nghệ nhân làng nghề nói riêng, người dân Ứng Hòa nói chung thêm tin tưởng vào những định hướng của Đảng và Nhà nước, giúp người dân thêm yêu nghề, sống được và sống tốt với nghề, lưu truyền và phát triển hơn nữa những làng nghề di sản.


Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.
0