Ứng dụng công nghệ vào hoạt động giảng dạy
Ngay sau khi nghe câu hỏi, 50 học sinh tham dự cuộc thi sẽ nhấn chọn đáp án trên máy tính bảng thay vì sử dụng bút và bảng như các cuộc thi “Rung chuông vàng” thường thấy. Các em học sinh Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (quận Long Biên) đã có một sân chơi vô cùng hứng khởi khi được thao tác trực tiếp trên các thiết bị công nghệ. Đây là một trong những hoạt động trải nghiệm bổ ích mà nhà trường xây dựng cho học sinh, hướng tới ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10.
Em Ngô Thảo Trang, lớp 5A2, kể: "Khi trải nhiệm những thiết bị này con cảm thấy khá vui. Trong những bài học con được học ở những tuần vừa qua đều được tích hợp với AI và được cô sử dụng vào các nội dung như vẽ tranh, tạo hình nền giúp cho bài học thêm sinh động".

Nhằm phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin, nhà trường đã xây dựng các tiết học thông minh, thư viện thông minh cho các em học sinh. Các em học sinh được tiếp cận bài giảng hiệu quả hơn, sinh động hơn.
Giáo viên Nguyễn Thị Trang - Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng, cho hay: "Nhà trường luôn coi trọng việc đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây, với việc chuyển đổi số, nhà trường đã đầu tư nhiều cho giáo viên, học sinh về thiết bị cũng như đào tạo giáo viên về việc khai thác, sử dụng phương pháp học tập hiệu quả".
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học vừa giúp đổi mới phương thức quản trị tại các cơ sở giáo dục, vừa giúp học sinh tiếp thu bài giảng, hướng đến xây dựng nền giáo dục hiện đại. Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2024 - 2025.


Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.
0