Ứng dụng CNTT trong tương trợ tư pháp về dân sự

Xây dựng Hệ thống thông tin tương trợ tư pháp về dân sự cần bảo đảm thiết thực, kết nối liên thông, đồng bộ để phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Chiều 26/5, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, trong khuôn khổ Chương trình Kỳ họp thứ 9.

Dự án Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành. Luật này sẽ khắc phục toàn diện các hạn chế, bất cập của thực tiễn công tác tương trợ tư pháp về dân sự, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, bám sát ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật.

Thẩm tra dự án, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cơ bản tán thành phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật. Đồng thời Ủy ban cũng tán thành các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin trong tương trợ tư pháp về dân sự để thực hiện chủ trương của Đảng về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư pháp.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tiếp nhận, chuyển giao văn bản, hồ sơ, tài liệu trên môi trường điện tử, chuẩn hóa quy trình thu thập và chuyển giao tài liệu, chứng cứ điện tử,... Việc xây dựng Hệ thống thông tin tương trợ tư pháp về dân sự cần bảo đảm thiết thực, kết nối, liên thông, đồng bộ để phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các đại biểu Quốc hội được khuyến khích phát biểu trực tiếp thay vì cầm giấy đọc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục phát huy vai trò cầu nối tin cậy, đối tác trách nhiệm, sẵn sàng đồng hành, đóng góp vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung cho tất cả người dân, các quốc gia của ASEAN, GCC và Trung Quốc.

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hungary Sulyok Tamas là sự kiện quan trọng, góp phần đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hungary đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Lực lượng CSGT đã triển khai ghi hình bằng camera giám sát để xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm giao thông.

UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu chuyển đổi xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên toàn địa bàn thành phố chậm nhất vào năm 2030.

Tình trạng thi công chậm tiến độ có thể kéo dài tại dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (km185- km189) thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.