Ukraine dự toán ngân sách hơn 53 tỷ USD cho quốc phòng

Các nhà lập pháp Ukraine hôm qua đã thông qua giai đoạn thảo luận đầu tiên về ngân sách năm 2025, với khoảng 26% GDP được phân bổ cho quốc phòng khi nước này đang phải vật lộn trong cuộc xung đột với Nga.

Bộ Tài chính Ukraine cho biết dự thảo ngân sách dành 2.200 tỷ hryvnia Ukraine (tương đương 53,38 tỷ USD) cho chi tiêu an ninh quốc gia và quốc phòng, tăng 46 tỷ hryvnia Ukraine so với năm nay.

Theo Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, an ninh và quốc phòng vẫn là ưu tiên ngân sách cho năm tới. Tất cả các khoản thuế do người dân và doanh nghiệp nộp sẽ được dùng để tăng cường khả năng phòng thủ và quân sự của Ukraine. Bộ Tài chính nước này cho biết các nghị sĩ quốc hội sẽ tranh luận về dự luật trước khi thông qua, chậm nhất là vào ngày 1/12.

Theo các quan chức, Ukraine cần nhận được 38,4 tỷ USD viện trợ tài chính nước ngoài cho năm 2025. Tuần trước, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua khoản vay lên tới 38 tỷ USD dành cho Ukraine. Số tiền này được lấy từ lợi nhuận các khoản tài sản bị đóng băng của Nga. Khoản cho vay của Liên minh châu Âu (EU) là một phần của sáng kiến trị giá 50 tỷ USD đã được các nước thuộc G7 thông qua vào tháng 6.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vòng tiếp xúc mới giữa Nga và Mỹ có thể diễn ra trong tuần này.

Chính quyền Gaza ngày 6/4 cho biết, quân đội Israel đã phá hủy 90% khu dân cư ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza kể từ tháng 10/2023.

Đã có hơn 50 nước liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu đàm phán thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett tiết lộ.

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc nhấn mạnh sửa đổi Hiến pháp là cần thiết, nhằm đảm bảo chủ quyền nhân dân và thống nhất đất nước.

Giáo hoàng Francis bất ngờ xuất hiện trước công chúng vào ngày 6/4, sau khi xuất viện cách đây hai tuần sau vì điều trị viêm phổi kép.

Tỷ phú công nghệ Elon Musk đề xuất Mỹ và châu Âu trong tương lai có thể tiến tới xóa bỏ thuế quan, hướng tới việc thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa châu Âu và Bắc Mỹ