Ukraine đề xuất EU phân bổ GDP để viện trợ Kiev
Đề xuất này được Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergey Marchenko trình bày tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính G7 tại Canada.
Ông Marchenko cho biết mức đóng góp chiếm một phần nhỏ trong GDP của EU và chỉ áp dụng với những quốc gia sẵn sàng tham gia. Kiev dự kiến chương trình sẽ bắt đầu từ năm 2026, với các khoản đóng góp được tính vào mục tiêu chi tiêu quốc phòng của NATO.
Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang đối mặt với áp lực tài chính ngày càng tăng. Ngân sách năm 2025 dự kiến thiếu hụt khoảng 400-500 tỷ hryvnia (tương đương 9,6 đến 12 tỷ USD) để duy trì lực lượng vũ trang. Tổng nợ công hiện nay của Kiev gần bằng 100% GDP, khoảng 171 tỷ USD. Bộ trưởng Marchenko cảnh báo Ukraine sẽ không thể trả nợ nước ngoài trong 30 năm tới nhưng vẫn có kế hoạch vay thêm.
Kể từ khi chiến sự với Nga bùng phát năm 2022, Ukraine đã nhận hàng tỷ USD viện trợ quân sự và tài chính từ Mỹ, EU và các đối tác quốc tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Brussels (brúc-xen) đã vấp phải sự chỉ trích từ một số quốc gia thành viên EU, bao gồm Hungary và Slovakia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhiều lần kêu gọi làm trung gian hòa giải, đồng thời hạn chế viện trợ quân sự. Ukraine cảnh báo gói viện trợ quân sự của Mỹ sẽ hết hạn vào mùa hè và hiện chưa có đàm phán cho gói mới. Trong khi đó, Nga liên tục phản đối việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, cho rằng điều này chỉ kéo dài xung đột và gây thêm gánh nặng kinh tế.


Điện Kremlin đã bác bỏ thông tin về việc sắp có các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican.
Mỹ đã yêu cầu Liên minh châu Âu đơn phương cắt giảm thuế đối với hàng hóa Mỹ, tờ Financial Times ngày 23/5 đưa tin.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cung cấp hai tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm cho Syria, góp phần bổ sung thêm 1.300 megawatt công suất điện tại quốc gia láng giềng này.
28 xe tăng chủ lực M1 Abrams do Mỹ sản xuất sẽ có mặt trong đội hình tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 250 năm thành lập lực lượng Lục quân Mỹ, dự kiến tổ chức vào ngày 14/6.
Nga đã nhận được danh sách của Ukraine liên quan đến việc trao đổi tù nhân theo công thức “1.000 đổi 1.000” với Kiev.
Ukraine đề nghị các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) dành một phần cố định trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ để hỗ trợ tài chính cho lực lượng vũ trang nước này.
0