Tương nếp Úc Kỳ, đặc sản trăm năm vùng Việt Bắc
Úc Kỳ là vùng đất thuần nông ven dòng sông Cầu thơ mộng. Từ bao đời nay, người dân nơi đây công phu, tỉ mỉ làm ra loại tương nếp khác biệt khó nơi nào sánh được.
Người dân Úc Kỳ làm tương quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là độ thu về. Đây được coi là thời điểm làm tương thích hợp nhất trong năm bởi nhiệt độ thời tiết vừa phải, hương nắng mùa thu sẽ khiến tương có vị thơm ngon hơn hẳn những mùa khác trong năm.
Để làm được chum tương ngon, gạo nếp cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Đó là những hạt gạo được phơi đủ nắng, không gãy, nát và có mùi thơm của gạo mới để chế biến thành tương. Gạo nếp Thầu Dầu, một loại nếp cổ chân dài, làm nên thương hiệu và bí quyết riêng có của đặc sản vang danh vùng Việt Bắc.
“Tốt mốc ngon tương” - đó là bí quyết làm nên loại tương đặc sản được những bậc cao niên gìn giữ và truyền lại cho con cháu. Ngoài gạo nếp đặc sản để làm mốc, đỗ tương cần chọn những hạt căng mẩy và đều nhau, được rang lên tới khi cắn hạt đỗ thấy vàng giòn.
Đỗ rang được xay ra, ngâm cùng nước muối trong chum sành, đậy kín nắp khoảng nửa tháng, phơi nắng dịu. Trừ lúc khuấy tương thì phải bọc kín ni lông ở miệng chum để tránh côn trùng và giữ được mùi thơm.
Xa xưa, các cụ cao niên vẫn cho rằng tương ngon nhất phải là tương được đựng trong chum sành và phơi ở ngoài trời, bởi khi đó tương được hội tụ khí âm - dương của trời và đất.
Khác với sản phẩm ở những địa phương khác, tương nếp Úc Kỳ có hương vị thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn, khi ăn không cần cho thêm gia vị khác.
Tương nếp Úc Kỳ không bị nát mà vẫn còn nguyên hạt, trông rất bắt mắt. Nước tương có thể sử dụng để chấm trực tiếp nhiều món ăn khác nhau hoặc dùng để chế biến các món kho, nấu.
Những chum tương vàng sóng sánh, thơm mùi đồng ruộng, đậm đà hương vị đã đem lại hướng xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho vùng đất thuần nông này.
Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ vẫn tồn tại và ngày càng phát triển hưng thịnh. Việc mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nhiều năm qua không chỉ góp phần phát triển kinh tế ở địa phương mà còn tạo điều kiện để các giá trị văn hoá truyền thống được gìn giữ, kế thừa và phát huy trong đời sống hôm nay.
Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.
Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.
Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.
0