Gìn giữ nét đẹp của tục xin và cho chữ đầu năm

Người Việt Nam từ thời xa xưa đã có tục xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết đến, Xuân sang. Cùng với việc khai bút đầu năm, tục xin chữ và cho chữ trở thành nét đẹp văn hoá người Việt thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ may mắn, cầu một năm Phúc - Lộc - Thọ - Khang…

Ngay từ sáng ngày 3/2, nhiều người dân thủ đô đã tới khu vực hồ Văn nơi diễn ra hội chữ xuân Giáp Thìn từ sớm với mong muốn xin chữ vừa để trung bày trong nhà, vừa cầu mong những điều tốt đẹp và may mắn sẽ đến với gia đình mình.

Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ bên phố đông người qua. Hình ảnh ông đồ trong những câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên gần 70 năm qua đã trở thành ký ức đẹp của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Hình ảnh thiêng liêng đó là tấm gương phản chiếu vẻ đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, thể hiện qua phong tục xin chữ, cho chữ vào dịp đầu Xuân đón chào năm mới.

Điểm đặc biệt tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 là sẽ có 40 "ông đồ" cho chữ. Trong đó, có 15 "ông đồ" cho chữ Quốc ngữ, 25 "ông đồ" cho chữ Hán. So với năm 2023, "ông đồ" cho chữ Quốc ngữ năm nay đã tăng lên để phục vụ cho các du khách khi đến với Văn Miếu- Quốc Tử Giám trong những ngày lễ hội. Hội chữ xuân năm nay hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đến từ mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế cùng đến khám phá và trải nghiệm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.

Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.

Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.