Tủ sách gia đình - Kết nối yếu thuơng
Đọc sách không những giúp trẻ em phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo mà còn giúp trẻ biết yêu thương và chia sẻ, giúp trẻ nhận biết thế giới và phát triển, hình thành nhân cách. Để có những thế hệ yêu mến sách, say mê đọc sách cần phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em. Nguyễn Nhã Linh được bố mẹ hướng dẫn đọc sách từ nhỏ, và sách đã trở thành người bạn thân thiết của mọi thành viên trong gia đình Linh.
Em Nguyễn Nhã Linh (Mai Dịch, Cầu Giấy) chia sẻ: "Con thích đọc sách vì sách mang lại cho con nhiều kiến thức bổ ích, và có nhiều cuốn sách rất hay ạ. Bố mẹ cùng đọc sách với con và chơi với con rất nhiều trò chơi nhất là ở cuốn sách Maxiquid ạ".
Anh Nguyễn Bảo Tuấn (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho rằng văn hoá đọc cần phải được lan toả và việc lan toả này sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Đọc sách là giá trị mang tính cộng hưởng.
Lần đầu tiên, cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” được thành phố Hà Nội tổ chức nhằm lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập. Qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa của gia đình Việt Nam, khơi dậy tình yêu đối với sách, khẳng định tầm quan trọng và giá trị của sách trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc. Đã có 74 gia đình tiêu biểu của 22 quận, huyện, thị xã gửi video clip tham gia cuộc thi cấp thành phố.
Nhiều video clip của các gia đình đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem, với sự đầu tư công phu cả về hình thức, nội dung, lựa chọn được những cuốn sách hay, ý nghĩa cùng lối trình diễn cuốn hút, kết hợp hài hòa giữa các thế hệ, các thành viên trong gia đình cùng âm nhạc, hình ảnh sắc nét.
Qua cuộc thi, có thể thấy rằng, để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em, mỗi gia đình cần xây dựng một tủ sách gia đình. Đây sẽ là cơ sở để ông bà, cha mẹ hướng dẫn cho con em đọc sách từ khi còn nhỏ. Đồng thời xây dựng và hình thành thói quen đọc sách cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình để văn hóa đọc luôn giữ một vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0