Trường THPT Hoàng Cầu - ngôi trường hạnh phúc

Trường THPT Hoàng Cầu vốn được coi là nơi “phụ huynh đến thì buồn, học sinh vào thì sợ” nhưng bằng tâm huyết và tình yêu thương của một nhà giáo, cô giáo hiệu trưởng Lưu Thị Lập đã cùng với tập thể các thầy cô giáo thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng thành công ngôi trường hạnh phúc với các tiêu chí “Yêu thương - An toàn - Tôn trọng”.

Không còn những tiết học lý thuyết khô khan, trong giờ STEM, nhiều học sinh trường THPT Hoàng Cầu cảm thấy mỗi tiết học là một điều lý thú vì được ứng dụng các kiến thức về vật lý, toán và hóa học vào thực tiễn của cuộc sống.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã giúp các em học sinh trở thành chủ thể của mỗi tiết học. Không chỉ bồi bổ kiến thức mà mỗi thầy cô giáo còn nỗ lực truyền tải đạo đức giáo lý làm người, tình yêu quê hương đất nước qua những tiết học văn học.

Nắm bắt xu thế chuyển đổi mạnh mẽ của giáo dục hiện đại là từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang giáo dục phẩm chất và năng lực học sinh, trong 5 năm qua, cô Lập đã đưa trường học trở thành nơi bồi đắp tình yêu thương. Sự gắn kết đó đã tạo ra động lực mạnh mẽ để “Thầy cô tâm huyết, sáng tạo- Học sinh chăm ngoan, học giỏi”.

Sáng tạo trong từng tiết học, thay vì thầy cô giảng bài xuôi, học trò nghe thụ động, thì nay mỗi tiết học là sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của từng cá nhân học sinh, tạo thành tiết học sôi nổi và hiệu quả. Chính vì thế, Trường THPT Hoàng Cầu đã trở thành một trong những trường đi đầu toàn quốc trong phong trào xây dựng mô hình trường học Hạnh phúc - một xu thế giáo dục hiện đại.

Năm 2024, cô giáo Lưu Thị Lập được tôn vinh là một trong 10 gương mặt tiêu biểu của Phụ nữ Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.

Xây dựng các chương trình đào tạo mới, đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và thích ứng biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Trường Đại học Thủy Lợi.

Áp lực từ các kỳ thi chuyển cấp đối với học sinh, phụ huynh là có, nhưng cách đối diện và vượt qua áp lực hiện nay đã thay đổi.

Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” là giải pháp của ngành Giáo dục Thủ đô nhằm khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường vùng ngoại thành và nội thành.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.

Một dự án của học sinh Hà Nội sẽ tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2025, diễn ra tại Mỹ.