Trung Quốc phê duyệt 5 dự án điện hạt nhân
Đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ Trung Quốc trong đẩy mạnh xây dựng nhà máy điện hạt nhân, cắt giảm khí thải trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh và carbon thấp.
Cục Năng lượng Quốc gia (NEA) cho biết, 5 dự án điện hạt nhân mới được phê duyệt gồm 11 tổ máy điện hạt nhân, sử dụng công nghệ hạt nhân thế hệ thứ ba và thứ tư do Trung Quốc tự phát triển, xây dựng ở 5 tỉnh ven biển gồm Giang Tô, Sơn Đông và Chiết Giang ở miền Đông, cùng Quảng Đông và Quảng Tây ở miền Nam, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 220 tỷ nhân dân tệ (hơn 30 tỷ USD).

Kể từ năm 2020, số lượng tổ máy điện hạt nhân được phê duyệt ở Trung Quốc tăng lên theo từng năm. Trong hai năm 2022 và 2023, mỗi năm nước này phê duyệt thêm 10 tổ máy điện hạt nhân mới. Tính đến tháng 5/2024, Trung Quốc có 26 tổ máy điện hạt nhân đang được xây dựng, đứng đầu thế giới. Dự báo, đến năm 2030, đất nước tỉ dân sẽ vượt qua Pháp và Mỹ trở thành nhà sản xuất điện hạt nhân hàng đầu toàn cầu.
Theo số liệu của Hiệp hội Năng lượng hạt nhân Trung Quốc, quốc gia này hiện có 56 lò phản ứng đang hoạt động với tổng công suất chiếm khoảng 5% nhu cầu sử dụng điện toàn quốc.


Ít nhất 8 người đã bị thương sau vụ thả nhầm 8 quả bom xuống khu vực dân sự, do một máy bay phản lực của Không quân Hàn Quốc gây ra.
Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung thường niên mang tên "Lá chắn Tự do", diễn ra vào ngày 10/3.
Lực lượng Nga thuộc cánh quân phía Nam đã sử dụng hệ thống pháo phản lực, phóng loạt (MLRS) BM-21 Grad để tấn công một điểm tập kết tạm thời của quân đội Ukraine tại Kherson.
Các lực lượng vũ trang của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được nhận định là chưa đủ khả năng đối phó với cuộc chiến tranh UAV ngày càng phức tạp.
Bộ Cựu chiến binh Mỹ đang có kế hoạch cắt giảm hơn 80.000 nhân viên, dù bị lên án mạnh mẽ bởi các nhóm cựu chiến binh và đảng Dân chủ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ trừng phạt Hamas, nếu lực lượng này không thả ngay lập tức các con tin Israel.
0