Trung Quốc phản đối EU áp thuế bổ sung với xe điện

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 13/6 đã ra tuyên bố kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) thay đổi kế hoạch áp thuế đối với các dòng xe ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời cảnh báo khả năng đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế mới của khối.

Thông điệp của Trung Quốc được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 12/6 thông báo cho các nhà sản xuất ô tô rằng khối sẽ áp dụng mức thuế bổ sung lên tới 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng tới. Đây là một phần trong chính sách thương mại mới của EU nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ô tô của EU trước sự cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 13/6 đã ra tuyên bố kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) thay đổi kế hoạch áp thuế đối với các dòng xe ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngay sau thông báo trên, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ra tuyên bố bày tỏ rất bất bình về kế hoạch của EU, khẳng định Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nước này.

Nhập khẩu ô tô điện từ Trung Quốc vào EU đã tăng vọt từ khoảng 57.000 xe vào năm 2020 lên khoảng 437.000 xe vào năm 2023.

Theo Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở ở Mỹ, nhập khẩu ô tô điện từ Trung Quốc vào EU đã tăng vọt từ khoảng 57.000 xe vào năm 2020 lên khoảng 437.000 xe vào năm 2023./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.

Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.