Trung Quốc hoàn thành đường hầm cao tốc dài nhất thế giới

Đường hầm cao tốc xuyên núi dài nhất thế giới Tianshan Shengli vừa được Trung Quốc hoàn thành cuối tháng 12 vừa qua. Nhờ ứng dụng các công nghệ mới, Trung Quốc xây đường hầm dài nhất thế giới chỉ trong 4 năm thay vì 10 năm.

Ngày 31/12, Trung Quốc đã hoàn thành quá trình xây dựng đường hầm cao tốc dài nhất thế giới, xuyên qua các dãy núi quanh năm được bao phủ bởi tuyết ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nước này.

Đường hầm Thiên Sơn Thắng Lợi dài 22,13km sẽ giúp rút ngắn quãng thời gian di chuyển qua dãy núi Thiên Sơn - một trong những dãy núi dài nhất thế giới - từ 3 tiếng xuống chỉ còn 20 phút. Đường hầm này sẽ tăng cường kết nối giữa hai miền bắc và nam Tân Cương, mở rộng hơn nữa quan hệ với các quốc gia châu Á và châu Âu.

Từ tháng 4/2020, công tác đào hầm bắt đầu được tiến hành. Đội ngũ thi công đã phải đối mặt với rất nhiều trở ngại như độ cao trung bình của công trình hơn 3.000m, điều kiện địa chất phức tạp và phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ sinh thái cực kỳ nghiêm ngặt.

Theo thông tin từ Công ty đầu tư và phát triển giao thông Tân Cương, đơn vị thi công đường hầm, đội ngũ thi công đã áp dụng mô hình xây dựng gồm ba đường và bốn giếng cho công trình quy mô này. Hai máy khoan hầm đặc biệt được thiết kế để xây dựng đường hầm giữa và tạo nền tảng làm việc cho các công đoạn đào hầm tiếp theo.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng máy khoan hầm để xây dựng một đường hầm giao thông, đánh dấu một bước đột phá công nghệ quan trọng. Việc ứng dụng các công nghệ mới đã giúp rút ngắn thời gian xây dựng đường hầm này từ 10 năm xuống còn hơn 4 năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực luợng hải quân Nga và Ai Cập vừa tiến hành cuộc tập trận chung mang tên “Cầu Hữu nghị - 2025” tại vùng biển Địa Trung Hải.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhập khẩu, nhằm tạo thời gian cho các nhà sản xuất điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 14/4 đã thừa nhận, quân đội Ukraine hiện không còn đủ khả năng giành lại các vùng lãnh thổ đã mất trong cuộc xung đột với Nga.

Chính phủ Hàn Quốc vừa thông báo sẽ tăng quy mô gói hỗ trợ dành cho ngành công nghiệp bán dẫn lên 33 nghìn tỷ won (tương đương khoảng 23,25 tỷ USD).

Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Dendias ngày 14/4 cho biết, nước này đã ký thỏa thuận mua 16 tên lửa chống hạm Exocet do Pháp sản xuất.

Bộ trưởng Ngoại giao Italia Antonio Tajani cho biết, vòng đàm phán hạt nhân thứ hai giữa Mỹ và Iran sẽ được tổ chức tại Rome, Italia.