Trưng bày chuyên đề đặc sắc tại Bảo tàng Hà Nội

Bảo tàng Hà Nội được lựa chọn là trụ sở của Trung tâm điều phối không gian sáng tạo Hà Nội, với mục tiêu đặt ra là kết nối các hoạt động sáng tạo. Chào mừng Ngày di sản văn hoá Việt Nam và hưởng ứng lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, ba trưng bày chuyên đề đặc sắc đã được Bảo tàng giới thiệu với công chúng.

Các chuyên đề được trưng bày bao gồm: Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê; Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hoá thạch; Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại.

Giảng Võ trường là trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa, trưng bày là dịp để Bảo tàng Hà Nội giới thiệu bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công Bảo vật Quốc gia đợt 11, năm 2022.

Trưng bày chuyên đề đặc sắc tại Bảo tàng Hà Nội

GS - Viện sĩ Ngô Xuân Bính cho biết: "Bộ sưu tập vừa rồi chúng ta có ở Giảng Võ với một số lượng, chủng loại phong phú như vậy, chúng tôi rất là mừng. Có nghĩa là, những điều ấy có thể bày lên được, chắc không thể nói bằng lời. Giá trị văn hoá được khẳng định bằng hiện vật, khi dữ liệu có tính chất văn tự chúng ta đã không còn, vậy bây giờ những chiến công ấy lại được lắp ráp bằng những hiện vật thật, thì đó là cả một giá trị, theo tôi rất quan trọng".

Trưng bày “ Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hoá thạch” mang đến nhiều trải nghiệm mới cho công chúng.

Kiến tạo nên không gian dành cho những người yêu thích cổ sinh vật học và hóa thạch 

Ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho hay: "Đây là những tín hiệu rất mừng, bởi khi chúng ta tham gia mạng lưới sáng tạo thì không thể thiếu vai trò của khối tư nhân. Với Bảo tàng hoá thạch, chúng tôi cũng chủ động gặp họ để trao đổi và nhận thấy họ có nhiệt tình tham gia với trách nhiệm xã hội. Đây cũng là tín hiệu,  là bước đi đầu tiên để nhân thành công này chúng tôi sẽ làm việc với một số bảo tàng công lập nhằm phối hợp làm nhiều chuyên đề, chủ đề mà thế mạnh của họ có và thế mạnh của bảo tàng mình có. Đó là những mẫu vật có giá trị cao về mặt lịch sử và khoa học giúp tái hiện lại một vùng đất cổ sinh - dấu vết của sự sống xa xưa, từ đó kiến tạo nên không gian dành cho những người yêu thích cổ sinh vật học và hóa thạch khắp bốn phương".

Với những cải tiến mới trong trưng bày, tuyên truyền, Bảo tàng Hà Nội đang nỗ lực trở thành nơi kết nối các hoạt động sáng tạo của thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.