Trưng bày 'Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian'
Hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu vàng, bạc thuộc giai đoạn thế kỷ 17 -18 lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng. Như những quốc gia cổ khác trong khu vực, Champa tiếp nhận và chịu ảnh hưởng cả hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Vì vậy, phổ biến nhất trong di sản Champa là các tượng thần, Phật và linh thú, linh vật của hai tôn giáo này.
Những hiện vật thuộc loại hình đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc và tôn giáo được trang trí những biểu tượng mang tính tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của nghệ thuật Chăm pa cũng được trưng bày dịp này.
Một sự kiện đặc biệt liên quan tới văn hóa Chăm-pa là hồi hương tượng đồng nữ thần Durga, pho tượng đồng lớn nhất, đại diện tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật văn hóa Chăm pa được phát hiện cho đến nay.
Việc hồi hương tượng đồng nữ thần Durga là kết quả hợp tác, trao đổi thông tin trong nhiều năm, là sự nỗ lực của Việt Nam cũng như các quốc gia liên quan, đặc biệt là Hoa Kỳ, trên tinh thần tuân thủ các điều ước quốc tế trong đó có Công ước của UNESCO 1970 về các biện pháp cấm buôn bán, xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa.
Sau khi công bố, tượng đồng Nữ thần Durga sẽ được hoàn thiện hồ sơ pháp lý, bảo quản và tiếp tục nghiên cứu để trưng bày, giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước trong thời gian tới.
Hành trình đưa tượng nữ thần Dugra về Việt Nam có đóng góp của nhà sưu tập Đào Danh Đức. Ông Đức cho biết: ''Khi tôi nhìn thấy cụ, tôi muốn bất kỳ giá nào cũng đưa cụ về bằng được. Đưa về tới Việt Nam, ngày hôm nay ra mắt công chúng tôi rất vui mừng và cảm ơn tất cả mọi người để tôi góp phần nhỏ bé đưa cụ về''.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: ''Với thiện chí của Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ đã đưa được hiện vật về Việt Nam sau một thời gian thất lạc. Điều này thể hiện quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia, điều này cũng khẳng định việc chia sẻ thực hiện công ước quốc tế''.
Bà Nguyễn Thị Thu Hoan, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cho biết: ''Việc hồi hương cổ vật về Việt Nam chưa có luật hóa hay quy định cụ thể, nên quá trinh thủ tục triển khai cả ở Anh và Việt Nam có khó khăn nhất định. Tuy nhiên, phối hợp các bộ, ban ngành, chúng tôi đã đưa tượng về Việt Nam an toàn''.
Trưng bày “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và nhà sưu tập Đào Danh Đức thực hiện.
Hoạt động này không chỉ để công chúng có cơ hội thưởng lãm các cổ vật để hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn của lịch sử văn hóa của Champa, mà còn góp phần tiếp tục đẩy mạnh vai trò của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng như các bảo tàng công lập trong việc phối hợp, hỗ trợ để các bảo tàng, sưu tập tư nhân có điều kiện tiếp cận rộng rãi công chúng.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0