Trực thăng cất, hạ cánh tự động nhờ công nghệ mới

Lâu nay, việc máy báy cất hạ cánh an toàn phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định của phi công. Vậy, nhưng mới đây, một công ty tại Mỹ đã đạt thành tựu ấn tượng khi hoàn thành hệ thống hạ cánh tự động đầu tiên trên thế giới trên máy bay trực thăng.

Startup Mỹ Skyryse cho biết, đầu năm 2024, họ sẽ hé lộ mẫu trực thăng đầu tiên trang bị hệ thống tự quay hoàn toàn tự động đầu tiên trên thế giới giúp hạ cánh khẩn cấp. Tự quay (autorotation) là quy trình khẩn cấp cho phép phi công hạ cánh trực thăng một cách nhẹ nhàng và có kiểm soát khi động cơ dừng hoạt động. Cơ chế này gồm một loạt thao tác và kỹ thuật nhằm tận dụng năng lượng tích trữ từ độ cao, tốc độ bay và tốc độ cánh quạt để làm chậm quá trình lao xuống và hạ cánh. Hệ thống sử dụng các cảm biến và bộ điều khiển bay dự phòng độc quyền để kịp thời phát hiện sự cố hỏng động cơ. Sau khi được kích hoạt, hệ thống sẽ tự động thực hiện hàng loạt thao tác - từ điều chỉnh độ nghiêng, căn chỉnh mũi máy bay, đến kiểm soát tính ổn định và hạ cánh nhẹ nhàng. Skyryse trình diễn thành công hệ thống tự quay hoàn toàn tự động tại Cơ sở Trình diễn và Thử nghiệm Bay của hãng ở Los Angeles ngày 22/7 vừa qua.

Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã chính thức công nhận đây là lần hạ cánh bằng cơ chế tự quay tự động đầu tiên của máy bay trang bị cánh quạt. Công nghệ mới giúp giảm rủi ro liên quan đến hỏng động cơ - sự cố đòi hỏi phi công phải hành động nhanh chóng và chính xác./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các chuyến bay giữa TP.HCM và Vân Đồn của hãng Vietnam Airlines dự kiến từ ngày 17/4 sẽ chuyển sang nhà ga T3.

Hãng Vietjet Air đã đề xuất khai thác các chuyến bay thẳng tới Côn Đảo sử dụng máy bay Comac ARJ21 của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/4.

Boeing 747-8 là chiếc chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 14-15/4.

Tổng thị trường vận chuyển hàng không trong quý I/2025 đạt hơn 20,7 triệu khách (tăng 9,2% so với cùng kỳ); trong đó, nội địa hơn 9 triệu khách (tăng 5,4%) và quốc tế hơn 11,7 triệu khách (tăng 12,3%).

Việc không chấp hành tín hiệu cảnh báo đường ngang, cố tình vượt qua đường sắt khi tàu sắp đến không chỉ vi phạm pháp luật mà còn có thể gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, đe dọa an toàn chạy tàu.

Bộ Xây dựng quyết định điều chỉnh công suất sân bay Nội Bài giảm theo quy hoạch, xuống còn 85 triệu khách/năm.