Trục lợi từ thiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Những ngày qua, mạng xã hội đặc biệt quan tâm, theo dõi câu chuyện một em bé 4 tuổi đang chữa bệnh hiểm nghèo. Điều đáng nói là những người đại diện cho em bé này đã nhận được số tiền ủng hộ hơn 16 tỷ đồng của các mạnh thường quân sau nhiều lời kêu gọi hỗ trợ. Tuy nhiên, đến nay, nhiều người bất ngờ khi số tiền hàng chục tỷ đồng bỗng chỉ còn hơn 50 triệu đồng. Việc chi tiêu và công khai khoản tiền này chưa minh bạch đã khiến nhiều người bức xúc.
Tối ngày 25/2, một phiên livestream kéo dài hơn ba tiếng để sao kê khoản tiền từ thiện 16 tỷ đồng đã được một TikToker nổi tiếng thực hiện. Tiktoker này cũng là người đứng ra kêu gọi hỗ trợ tiền cho một cháu bé khác để chữa bệnh. Mặc dù liên tục đưa ra các giấy tờ, minh chứng cho các khoản chi nhưng dư luận vẫn chưa thấy thỏa đáng. Thậm chí, ngay sau buổi livestream, hàng nghìn bình luận đã đặt câu hỏi nghi ngờ về mục đích sử dụng số tiền ủng hộ này, liệu tiền từ thiện có bị dùng cho mục đích cá nhân hay không?
PGS. TS Lưu Hồng Minh, nguyên Trưởng khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: “Phải cần đến cộng đồng mạng, báo chí để khiến sự việc nổi cộm, sau đó cơ quan an ninh sẽ vào cuộc xác minh sự minh mạch như thế nào. Về mặt pháp lý vẫn có thể xử lý các hoạt động từ thiện bị trục lợi”.
Nhằm tránh những tiêu cực không đáng có từ hoạt động từ thiện, năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93 quy định về việc về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện. Theo đó, cá nhân có quyền vận động, đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo nhưng phải mở tài khoản riêng dành cho mục đích xã hội, từ thiện, không sử dụng tài khoản chi tiêu cá nhân của người vận động để nhận tiền từ thiện.
Theo các chuyên gia pháp lý, nếu việc kêu gọi từ thiện không minh bạch trong việc công khai số tiền hoặc sử dụng tiền kêu gọi được sai mục đích có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật sư Phan Kế Hiền - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: “Việc trục lợi từ thiện có thể bị truy tố hình sự tùy theo tính chất, hình thức chiếm đoạt, thậm chí phạt tù đến chung thân. Các mạnh thường quân có thể nhờ cơ quan an ninh vào cuộc”.
Những người dân đóng góp thiện nguyện có quyền yêu cầu công khai số tiền nhận được và cách sử dụng; đồng thời, có quyền tố giác nếu phát hiện dấu hiệu trục lợi, gian lận; hoặc khởi kiện đòi lại tiền nếu có bằng chứng người kêu gọi hoặc người nhận sử dụng tiền sai mục đích.
“Cho đi không phải để nhận lại, mà cho đi để lan toả sự yêu thương”, nhưng với nhiều nhà hảo tâm, sự việc này đã nhắc nhở họ phải luôn thận trọng ngay cả khi làm việc tốt để không phải hối hận vì đã đặt lòng tin sai chỗ.
Đầu tháng 2 năm nay, mạng xã hội tỏ ra thương cảm với một người phụ nữ vừa livestream vừa khóc kể việc mình bị móc túi mất 9,5 triệu đồng tiền chữa bệnh cho con. Sau khi nhận được 27 triệu đồng từ cộng đồng mạng, người này đã xóa bài đăng của mình. Thế nhưng, khi công an vào cuộc điều tra, sự thật là người phụ nữ này đã sơ ý làm mất tiền, không phải bị móc túi như đã kể.
Lướt mạng xã hội, người dùng cũng không ít lần bắt gặp các video, bài đăng giả mạo bác sĩ, nhà tu hành để kêu gọi từ thiện. Những người có lòng tốt nhưng nhẹ dạ cả tin để chuyển số tiền không nhỏ chỉ sau vài lời kêu gọi. Đến cuối cùng, thiệt thòi nhất vẫn là những người khó khăn thật sự nhưng không được kịp thời giúp đỡ.


Bạch Biên Hòa (sinh năm 1987), nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã bị bắt vì thực hiện hai vụ lừa đảo chiếm đoạt 280 triệu đồng của người dân.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cơ bản với các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Liên bang Nga được tổ chức tại Moskva trưa 11/5. Tại diễn đàn, 7 Thỏa thuận hợp tác đã được trao trước sự chứng kiến của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Tại nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện vẫn tồn tại những công trình chưa được nghiệm thu về PCCC nhưng đã đưa vào hoạt động.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
Hà Nội dự kiến sẽ áp dụng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn so với các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, dự kiến bắt đầu áp dụng từ năm 2026.
0