Trình diễn 'Cơm nhà và cỗ Tết'

Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.

Chương trình được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa tổ chức.

Tại sự kiện, nghệ nhân Phạm Thị Ánh Tuyết đã trình diễn bày biện các món ăn truyền thống của người Hà Nội trong cuộc sống thường ngày và mâm cỗ dâng lên tổ tiên vào ngày Tết. Với người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng, bữa cơm gia đình là lúc để mọi thành viên quây quần bên nhau. Đó chính là cầu nối để gắn kết gia đình, là động lực để mỗi người con trở về.

Những món ăn đặc trưng lưu giữ linh hồn trong mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội là những cuốn nem tròn chắc tay, chả quế cắt hình quả trám, con gà luộc cánh tiên, bánh chưng xanh, bát canh măng,…

Sự kiện không chỉ là dịp để khán giả thưởng thức nghệ thuật chế biến món ăn mà còn là một hành trình cảm nhận về giá trị di sản ẩm thực của Hà Nội, một phần không thể thiếu trong văn hóa dân tộc.

Buổi talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã đi sâu vào những ý nghĩa đặc biệt của mâm cơm hàng ngày và mâm cỗ ngày Tết của người Hoàn Kiếm nói riêng, người Hà Nội nói chung. Các chuyên gia đã có những chia sẻ truyền cảm hứng và khơi dậy niềm tự hào đối với những giá trị truyền thống, đồng thời gửi gắm thông điệp về việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa trong cuộc sống đương đại.

Bên cạnh đó, cuộc trò chuyện cũng làm nổi bật vai trò của người phụ nữ trong gia đình, đặc biệt trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị ẩm thực truyền thống.

Đây là sự kiện tiếp nối trong chuỗi hoạt động thuộc Đề án “Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch, đến năm 2025, định hướng 2030”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa nhịp sống hối hả hôm nay vẫn tồn tại một giá trị mang linh hồn xưa cũ, nơi mà từng hạt nếp cõng cả hồn xưa nằm nghe chuông chùa - xôi oản lá mít.

Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).

Mỗi món ăn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều gắn liền với công thức chế biến truyền thống, mang đậm hương vị đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có cafe trứng - một trong những món đồ uống độc đáo của Hà Nội.

Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Mâm cỗ Tết không chỉ là đồ ăn, mà còn là cách gửi gắm lòng biết ơn và cầu mong một năm mới tốt lành. Mâm cỗ Tết thể hiện sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới.

Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.