Triệt phá ổ nhóm làm giả giấy khám sức khỏe

Hiện nay, hầu hết các hồ sơ cá nhân, đặc biệt là hồ sơ xin việc, hay các thủ tục hành chính khác đều yêu cầu bắt buộc có giấy khám sức khỏe. Thế nhưng, thực tế người dân thường phải mất nguyên ngày hoặc thậm chí lâu hơn cho một lần khám sức khỏe toàn diện. Chưa kể các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải khiến người dân ngại đến. Nắm bắt tâm lý này, nhiều đối tượng đã bất chấp quy định của pháp luật, cố tình cung cấp dịch vụ làm giả giấy khám sức khỏe.

Nắm bắt tâm lý chỉ cần nhanh và tiện này, một nhóm đối tượng đã cung cấp dịch vụ làm giả giấy khám sức khỏe với tiêu chí “nhanh, gọn” cho người có nhu cầu để thu lời bất chính. Mới đây, công an quận Đống Đa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, tiêu thụ giấy khám sức khỏe giả. Bước đầu, lực lượng công an đã làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của các đối tượng

Chỉ cần vài thao tác đơn giản, con dấu tên bác sĩ và dấu đỏ của bệnh viện đã được đóng lên những tờ giấy khám sức khỏe giả. Bất kể là bệnh viện tuyến trung ương hay địa phương, chỉ cần khách hàng là có.  Tổng số con dấu chức danh, hộp dấu liên quan đến khám, chữa bệnh… lên gần 10 chiếc, thậm chí có cả con dấu = tên Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện E. Đối tượng cầm đầu không trực tiếp ra mặt, mà sẽ cung cấp con dấu, máy móc cho các đối tượng chân rết. Mọi giao dịch được thực hiện và quản lý qua mạng xã hội để xóa dấu vết.

Để tránh sự theo dõi của cơ quan công an, sau khi in ấn giấy giả xong, đối tượng không trực tiếp đi bán, mà tiêu thụ qua các đầu mối trung gian nhập hàng. Các quy trình làm giấy tờ giả được tách biệt. Do vậy, đến nay, cơ quan công an vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ đối tượng chủ mưu của ổ nhóm.

Mỗi một giấy khám sức khỏe giả, tùy loại mẫu A4 hay A3 sẽ được các đối tượng rao bán với mức giá từ 80.000 - 150.000 đồng. Tuy số tiền mỗi tờ bán ra không quá lớn nhưng theo cơ quan điều tra, vì nhiều người có nhu cầu mua nên đều đặn mỗi ngày các đối tượng này tiêu thụ được rất nhiều giấy khám sức khỏe giả ra thị trường. Chỉ trong 1 tháng, các đối tượng đã có thể thu lợi bất chính hàng chục triệu đồng. Không chỉ các đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với mức phạt cao nhất là 7 năm tù, thì người sử dụng tài liệu, giấy tờ giả cũng có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nếu không có biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt, tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn đe dọa quyền riêng tư, sự an toàn và lòng tin của người dân với các cơ quan chức năng.

Tối 18/4, lực lượng chức năng đã bắt được đối tượng Bùi Đình Khánh - người bị truy nã trong vụ nổ súng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại Quảng Ninh đang bỏ trốn tại phường Đông Hải, thành phố Thanh Hoá.

Chiếc xe Toyota Vios gắn biển "tập lái" đã va chạm mạnh với chiếc Mercedes-Benz GLC chạy hướng ngược lại khiến xe này gãy càng A, rụng bánh.

Nguyễn Quyết Thắng đã xây dựng hình ảnh doanh nhân thành đạt, giàu có, quan hệ rộng và cùng kế toán công ty lừa đảo hơn 10 cá nhân, tổ chức với số tiền khoảng 20 tỷ đồng.

Công tác khắc phục an toàn PCCC ở các nhà trọ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trước thông tin những cơ sở kém an toàn buộc phải dừng hoạt động từ 30/3/2025.

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 376 triệu đồng với Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Đỏ (trụ sở tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) do đã có hành vi sản xuất hơn 66 tấn phân bón giả.