Triển lãm tranh 'Hành trình sống và yêu - 2024'
Đây là Triển lãm có nhiều dấu ấn đặc biệt của một nhà giáo, họa sĩ có nhiều năm hoạt động trong ngành giáo dục và hội họa của Việt Nam. Triển lãm như một nốt nhạc vui gieo vào lòng người yêu mỹ thuật những cung bậc cảm xúc về cuộc sống, tình yêu trong một hành trình nỗ lực và truyền cảm năng lượng sống tích cực từ những gam màu, nét vẽ. Tuy công việc quản lý giáo dục bận rộn, nhưng nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường vẫn dành thời gian sáng tác tranh. Với chị, sáng tác tranh là cách để bản thân gửi thông điệp yêu thương của mình tới cuộc sống.
Triển lãm lần này giới thiệu hơn 30 tác phẩm được vẽ bằng chất liệu sơn dầu hiện đại và sơn mài truyền thống với những sắc màu rực rỡ. Điểm nhấn cuốn hút trong các tác phẩm của nhà giáo, họa sĩ Thúy Hường là chủ đề những bông sen tỏa hương. Sen trong thiên nhiên, sen trong cuộc sống và sen trong tâm hồn con người đều được nữ họa sĩ lột tả một cách rực rỡ nhất. Sen cũng giống như hành trình của con người với nhiều cung bậc thăng trầm.
Nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường chia sẻ: "Mỗi một bức tranh là một câu chuyện về phong cảnh, về con người và những địa danh lịch sử của mọi miền Tổ quốc Việt Nam. Và mỗi bức tranh đều là một câu chuyện, thông điệp ý nghĩa nhưng tựu chung lại điều mình mong muốn là khi ai đó nhìn thấy tranh của mình, nhà sưu tập nào đó treo bức tranh của mình thì họ sẽ có được nhiều năng lượng tích cực từ những thông điệp cuộc sống với tình yêu cuộc sống, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước".
Vào những ngày thu đẹp của Hà Nội, nhiều người bạn quốc tế và Việt Nam yêu di sản văn hoá đã cùng đến gian triển lãm để gặp gỡ tác giả, chia sẻ tình yêu và những cảm xúc về cuộc sống, về Thủ đô Hà Nội với rất nhiều nét đẹp văn hoá giản dị nhưng vô cùng sâu lắng được thể hiện trong các tác phẩm trưng bày tại đây.
Giữa những điều bộn bề của cuộc sống, điều truyền cảm hứng sống và năng lượng tích cực nhất chính là hành trình mỗi người nỗ lực để cuộc sống đẹp hơn mỗi ngày. Cũng như tác giả chia sẻ, thông qua những bức tranh, chị mong sao mỗi người đều tìm ra được hành trình khát vọng của mình trong cuộc sống và tình yêu.


Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
0