Triển lãm đồ đồng châu Á tại bảo tàng Hà Lan

75 kiệt tác bao gồm các hiện vật từ thời tiền sử đến những tác phẩm nghệ thuật đương đại đã được giới thiệu tới công chúng tại triển lãm này.

Một triển lãm tôn vinh các tác phẩm đồ đồng châu Á đã được tổ chức tại bảo tàng quốc gia Hà Lan Rijksmuseum, một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất châu Âu. Triển lãm trưng bày các tác phẩm từ các bảo tàng ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan, Việt Nam... Một số cổ vật khác thuộc về các bảo tàng châu Âu và châu Mỹ.

Các tác phẩm thể hiện kỹ năng chế tác đáng kinh ngạc được kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của các nghệ nhân. Theo ông Menno Fitski, Giám đốc Gian hàng châu Á tại bảo Rijksmuseum thì đồng là vật liệu đóng vai trò trung tâm trong truyền thống của lục địa này trong nhiều thế kỷ.

Tại bảo tàng, công chúng được chiêm ngưỡng những tác phẩm tinh xảo như bức tượng Uma thế kỷ 14 của Thái Lan hay “Cô gái khiêu vũ” có niên đại từ 2.500 đến 1500 TCN đến từ Mohenjo-Daro ở Pakistan. Các tác phẩm nổi bật khác là bình rượu hình con voi của Trung Quốc, thuộc sở hữu của bảo tàng Guimet ở Paris; bức tượng Yashoda và đứa trẻ Krishna của Ấn Độ, thế kỷ 12, thuộc về bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York.

Hầu hết các tác phẩm tượng Phật, tượng thần Shiva và Vishnu lần đầu tiên được trưng bày ở Hà Lan.

Bà Sara Creange, chuyên gia đồ đồng châu Á - Bảo tàng Rijksmuseum, cho biết: “Mỗi nền văn hóa đều có cách đúc và chế tạo đồ vật độc đáo riêng cho mục đích mà họ muốn. Vì vậy, đồng chạm đến mọi khía cạnh của cuộc sống ở châu Á, có thể còn hơn ở châu Âu. Ở đây chúng tôi có chuông, tượng bằng đồng và một số đồ vật khác. Nhưng ở châu Á, đồng còn được dùng để làm gương hay các vật phẩm thờ cúng. Chúng có mặt ở tất cả các ngôi chùa và nó chạm đến con người theo cách mà ở đây chúng tôi không thể chạm đến được”.

Hầu hết các tác phẩm tượng Phật, tượng thần Shiva và Vishnu lần đầu tiên được trưng bày ở Hà Lan. Các nhà tổ chức cho biết hơn 15 tác phẩm trong số đó chưa từng được trưng bày ở châu Âu trước đây. Triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 27 tháng 9 năm 2024 đến ngày 12 tháng 1 năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bên cạnh chiến công cứu nạn, tìm kiếm người bị mắc kẹt tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar của lực lượng cứu nạn, cứu hộ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì không thể không nhắc đến đóng góp quan trọng của lực lượng quân y và hậu cần.

Những hạt cà phê được thu hoạch từ phân của loài chim Jacu - một loài chim lớn, màu đen giống như gà lôi, tại một trang trại ở Brazil, hiện là loại cà phê đắt đỏ và được săn lùng nhiều nhất trên thế giới.

Các công đoạn chuẩn bị cuối cùng cho Triển lãm Thế giới 2025 tại Osaka, Nhật Bản đang được gấp rút hoàn thành trước lễ khai mạc diễn ra vào ngày 12/4.

Chiều 5/4, Đoàn cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an Việt Nam đã trao tặng lều dã chiến, thuốc và một số thiết bị y tế cho Bệnh viện 1.000 giường tại Thủ đô Naypyidaw, Myanmar.

Chủ đề: Kiến thức thể loại Truyện - Tiểu thuyết. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Một tỷ USD là số tiền ước tính quân đội Mỹ phải bỏ ra cho chiến dịch tấn công lực lượng Houthi ở Yemen trong chưa đầy 3 tuần qua.