Triển lãm 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'

Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 – 2025), Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Dù là những đồ dùng rất đỗi giản dị, đơn sơ nhưng ngày nay, có những thứ đã trở thành di sản quý giá. Bởi đó là những vật dụng của nhà Cách mạng Nguyễn Ái Quốc trong thời gian Người hoạt động tại Long Châu, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

Tháng 8/1944 sau khi ra khỏi nhà tù của Tưởng Giới Thạch, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tìm cách về Việt Nam. Trong thời gian đó Người đã ở nhà ông Nông Kỳ Chấn và được bà con dân tộc Choang bảo vệ, che chở và giúp đỡ. Để đến tháng 9 năm 1944, Bác đã về đến căn cứ địa Pác Bó, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Với hơn 200 tài liệu và hiện vật, Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” giới thiệu đến công chúng những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc. Rất nhiều hiện vật hình ảnh và tư liệu lần đầu tiên được công bố như: quà tặng bức trướng có in bài thơ Thấm viên Xuân - Tuyết của Chủ tịch Mao Trạch Đông, quạt Tương Phi, là tặng phẩm của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh tặng Bác Hồ. Mỗi hiện vật gắn liền với những câu chuyện đầy cảm động về lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình hữu nghị với Trung Quốc - nơi Người từng đến nhiều lần, kết giao với nhiều bạn bè Trung Quốc và để lại tình cảm sâu đậm.

Nội dung Triển lãm gồm 3 phần: Dấu chân cách mạng - Khơi nguồn hữu nghị, Khắp dải đất Trung Hoa - Khắc sâu tình hữu nghị, Dấu ấn Hồ Chí Minh - Tình hữu nghị mãi trường tồn. Triển lãm là sự kiện văn hóa thú vị, nhấn mạnh về mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đặt nền móng và dày công vun đắp.

Ngày nay, những địa điểm in đậm dấu chân hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc trở thành địa chỉ đỏ, là di sản tinh thần vô giá, gắn kết và truyền thụ tình hữu nghị “Vừa là đồng chí, vừa là anh em” của hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ trao giải cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về "Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025" diễn ra vào tối 16/6 tại Hà Nội.

Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025” đã thu hút gần 300 tác phẩm tham dự sau gần một năm phát động.

Không một mảnh vải nào thừa, không một "mảnh vụn" nào của cuộc đời lại vô ích, đó là thông điệp được Hợp tác xã Vụn Art truyền đạt đến mọi người thông qua những bức tranh được người khuyết tật ghép từ lụa vụn của làng nghề Vạn Phúc.

Một “Hội An thu nhỏ” đang hiện hữu ngay giữa lòng Thủ đô, tạo không gian vừa lạ, vừa quen tại phố Trúc Bạch (quận Ba Đình), thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách.

Nhà báo - Chiến sĩ Kim Toàn là một tấm gương tiêu biểu của báo chí cách mạng Việt Nam. Phim tài liệu về ông vừa được giới thiệu tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam trong ngày 15/6.

Phòng trưng bày Serpentine cùng nhóm LEGO đã ra mắt tác phẩm nghệ thuật sắp đặt mang tên Play Pavilion tại London, Anh, nhân dịp Ngày vui chơi thế giới (11/6).