Triển lãm Ấm Tử Sa của Trung Quốc tại Hà Nội

Triển lãm trưng bày và giới thiệu nghệ thuật làm Ấm Tử Sa đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Ấm Tử Sa là loại ấm trà nổi tiếng của Trung Quốc, được làm từ đất sét tử sa riêng có của vùng Nghi Hưng, thuộc tỉnh Giang Tô. Khi nung lên, đất tử sa có nhiều lỗ khí, điều này giúp pha trà thơm ngon hơn.

Tôn Phi là nghệ nhân trẻ theo nghề truyền thống của quê hương Nghi Hưng. Anh nổi tiếng bởi tay nghề khéo léo và là tác giả của bài rap về Ấm trà Tử Sa được lưu truyền rộng rãi tại Trung Quốc. Những Ấm trà Tử Sa được làm hoàn toàn thủ công dưới bàn tay điêu luyện của nghệ nhân trẻ. Một chiếc Ấm Tử Sa được đánh giá cao không chỉ bởi tính ứng dụng mà phải có tính nghệ thuật và thẩm mỹ, đặc biệt là ở chất liệu đất tử sa làm ra ấm.

Nghệ nhân Tôn Phi, vùng Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc chia sẻ: "Ở Nghi Hưng hiện có nhiều nghệ nhân trẻ theo nghề truyền thống của quê hương. Khác với những loại ấm thông thường, Ấm Tử Sa có độ xốp, khả năng giữ nhiệt tốt và chứa các khoáng chất vi lượng giúp trà dậy hương, trở nên thơm ngon, đặc trưng hơn. Nghệ thuật là sự kết nối và nguồn cảm hứng không biên giới giữa các nền văn hóa của các dân tộc. Việt Nam và Trung Quốc chúng ta có nhiều điểm tương đồng về văn hóa nên tôi nghĩ rằng triển lãm là minh chứng sống động cho mối quan hệ khăng khít giữa hai quốc gia".

Anh Phạm Văn Nam, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Ấm Tử Sa là sản phẩm mang thương hiệu của các nghệ nhân Trung Quốc. Mình đã tìm hiểu từ lâu và rất vui khi hôm nay có cơ hội đến đây để tham quan không gian trưng bày rất nhiều sản phẩm của nhiều nghệ nhân nổi tiếng".

Vẻ đẹp cổ kính và phóng khoáng của loại ấm trà này đã chinh phục rất nhiều người yêu trà, yêu cái đẹp. Trong chương trình giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc  năm nay, Hiệp hội UNESCO thành phố Hà Nội đã mời được 9 nghệ nhân Trung Quốc tới Hà Nội. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, 25 năm Hà Nội được công nhận là Thành phố Vì hòa bình và 30 năm thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Triển lãm mở cửa phục vụ khách tham quan đến hết ngày 31/10 tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.