Trẻ nhập viện do viêm phổi, nhiễm virus RSV tăng đột biến
Chị Tạ Thị Hồng Nhung, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết con chị ban đầu chỉ có biểu hiện ho hung hắng. Tuy nhiên, bệnh diễn biến nhanh, nặng lên chỉ sau ít ngày. Khi đến viện, bé đã được chỉ định thở oxy do biến chứng viêm phổi vì nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV. "Con bị tim đập nhanh, thở gắng sức và thở lõm ngực nên tôi đưa vào nhập viện cấp cứu luôn", chị Nhung kể.

Hàng chục trẻ đang được điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, đều có biến chứng viêm tiểu phế quản do nhiễm virus RSV. Song, nhiều cha mẹ không nghĩ con bị mắc virus này.
BS CKII, Nghiêm Thị Mai Sang, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết: "thời tiết Hà Nội mùa này thường ẩm, nồm làm cho các loại vi rút phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, có vi rút RSV gây viêm cho các trẻ dưới 6 tháng".

Tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, số trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV gây viêm phổi đến khám và nhập viên tăng đột biến, với hàng trăm ca bệnh mỗi ngày, chiếm hơn 60% các bệnh về đường hô hấp... Rất nhiều trường hợp nhập viện khi đã có biến chứng nặng.

Trẻ nhập viện do nhiễm virus RSV tăng đột biến
Virus hợp bào hô hấp RSV lây lan qua không khí, qua tiếp xúc với vật bị nhiễm virus. Hiện đang là thời kỳ đỉnh dịch nên nếu trẻ có biểu hiện thở khò khè, ho và sốt, cần đưa con đến cơ sở y tế, tránh biến chứng nguy hiểm.
Các bác sỹ khuyến cáo cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.


Bệnh viện Thống Nhất ngày 9/5 cho biết, Khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân P.T.H (56 tuổi, ngụ quận Tân Bình) nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở khi đang chơi pickleball.
Một trong những định hướng lớn mang tính đột phá đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh gần đây là: "Phấn đấu để mỗi người dân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần mỗi năm và tiến tới miễn viện phí toàn dân".
Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32 - Viet Nam Medipharm 2025 đã diễn ra vào sáng 8/5 tại Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao về tiềm năng phát triển lĩnh vực y dược tại Việt Nam.
Nhiều người đang lấy cơ thể của mình ra để làm vật thí nghiệm mà không biết. Có bệnh là lên mạng hỏi và chữa theo các phương pháp mà cộng đồng mạng chỉ cho, đa số là chưa được khoa học kiểm chứng. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng họ mới tới gặp bác sĩ ở bệnh viện, khi ấy đã quá muộn.
Mô hình ngân hàng sữa mẹ đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non tại Uganda trong vài năm gần đây.
Bệnh viện Phổi Trung ương vừa ghép phổi thành công cho hai bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, mang đến cho họ một cuộc đời mới.
0