Trao tặng hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch vừa tiếp nhận hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ một gia đình Việt kiều trao tặng.

Tại ngôi nhà nhỏ số 97 Đại La, vào đêm Giao thừa Tết Quý Mão (ngày 24/01/1963), trong không khí rộn ràng chờ đón năm mới, gia đình cụ Phạm Văn Công - một Việt kiều vừa hồi hương từ Tân Thế giới đang tất bật chuẩn bị đón Tết, bất ngờ Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện. Dưới ánh đèn ấm áp, Bác ân cần hỏi han về cuộc sống của gia đình sau khi trở về quê hương, chia sẻ những lời căn dặn chân tình về việc dạy dỗ con cái và khuyến khích bà con kiều bào hòa nhập, góp sức xây dựng đất nước.

Ông Phạm Văn Giao (con trai cụ Phạm Văn Công) chia sẻ: "Câu chuyện được ba má tôi kể lại chứ thực tế thì khi Bác Hồ đến thì có hỏi các con đi đâu. Lúc ấy chúng tôi lại đi câu lạc bộ thiếu niên trong năm đầu tiên về nước nên không gặp Bác. Nhưng những lời Bác nói đã là làm chúng tôi rất xúc động".

Suốt 60 năm qua, các con, cháu của cụ Phạm Văn Công luôn nâng niu và gìn giữ những kỷ vật thiêng liêng gắn liền với khoảnh khắc đặc biệt khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm gia đình. Với lòng kính yêu và mong muốn lan tỏa những giá trị lịch sử, gia đình cụ đã quyết định trao tặng Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hai hiện vật gốc: bộ bàn ghế và bộ ấm chén từng được sử dụng trong buổi đón tiếp Bác Hồ. Bên cạnh đó, gia đình cũng hiến tặng hai bức ảnh quý ghi lại khoảnh khắc Bác đến thăm, cùng 20 file ảnh tư liệu về những hoạt động yêu nước của kiều bào tại Tân Thế giới hướng về Người.

Từng chiếc ghế, tách trà, từng bức ảnh giờ đây không chỉ đơn thuần là những kỷ vật, mà còn là chứng nhân cho một khoảnh khắc đặc biệt - khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tấm lòng bao dung và gần gũi, dành trọn đêm Giao thừa để thăm hỏi đồng bào. Đó không chỉ là sự quan tâm của một vị lãnh tụ mà còn là tình cảm ấm áp của một người cha đối với những người con xa quê.

Những hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được con cháu cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua, đó là biểu tượng thiêng liêng của lòng kính yêu và sự tri ân sâu sắc đối với Bác Hồ.

Dù ở xa quê hương, tình cảm dành cho Người vẫn vẹn nguyên, thôi thúc gia đình cụ lưu giữ và gìn giữ từng kỷ vật như một phần ký ức không thể phai mờ. Khi những kỷ vật này trở về với Khu Di tích, đó không chỉ là một sự trao tặng, mà còn là một hành động gửi gắm tâm nguyện, để thế hệ hôm nay và mai sau tiếp tục hiểu thêm về vị lãnh tụ kính yêu, về những giá trị tư tưởng và đạo đức mà Người để lại cho dân tộc.

Những hiện vật này mãi mãi khắc ghi tình yêu thương mà Bác dành cho kiều bào - những người dù từng sống nơi đất khách nhưng trái tim chưa bao giờ rời xa quê hương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan chức năng cấm ô tô tải trên 20 tấn qua đèo Bảo Lộc hướng lên Đà Lạt từ 7h đến 21h ngày 30/4 và 1/5, chiều về TP HCM cùng khung giờ ngày 3-4/5.

Nhiều người dân đã lựa chọn về quê hoặc đi du lịch trong sáng nay 30/4 làm gia tăng áp lực giao thông tại cửa ngõ Thủ đô, nhiều phương tiện phải nối đuôi nhau di chuyển chậm chạp.

Bộ Công an đã xây dựng và đề xuất Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, quy định cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước vừa tổ chức lễ tiếp nhận những hình ảnh quý về Chiến dịch Hồ Chí Minh và giải phóng miền Nam.

Thị xã Sơn Tây tối 29/4 đã long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật “Ký ức Trường Sơn” với những ca khúc đi cùng năm tháng, mang đến cho khán giả những giây phút vừa hào hùng, vừa lắng đọng và giàu cảm xúc.

Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định đặc xá cho hơn 8.000 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước.