Tranh sơn mài, bí ẩn nằm ở đáy vóc

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Là một trong những họa sỹ gắn bó với dòng tranh sơn mài Việt Nam ngay từ những ngày mới ra trường, với họa sỹ Trần Trung, tranh sơn mài Việt Nam sử dụng sơn ta được trồng ở Phú Thọ có độ bền vĩnh cửu, trong đó còn chứa đựng cả cốt cách và linh hồn văn hóa Việt.

Trong hội họa, hòa chung cùng mỹ thuật thế giới thì có rất nhiều loại sơn, mực, nhiều chất liệu tạo vườn hoa nghệ thuật, thì sơn ta Việt Nam góp một bông hoa rất đặc biệt, rất hiếm hoi.

Họa sỹ Trần Trung - đường Lý Thánh Tông, phường Tân Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Sơn ta được trồng ở các vùng trung du phía Bắc nước ta, tập trung ở Phú Thọ nơi có kinh nghiệm nhiều năm ươm trồng và khai thác chất lượng nhựa tốt nhất.

Theo những người dân có kinh nghiệm trồng, khai thác và chế biến sơn ta, để có được những sản phẩm sơn tốt giao cho các họa sỹ, người làm sơn phải thực hiện rất nhiều khâu và hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm gia truyền.

Để có được những sản phẩm sơn tốt giao cho các họa sỹ, người làm sơn phải thực hiện rất nhiều khâu và hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm gia truyền.

Trong nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam, vóc sơn mài là cốt gỗ để họa sĩ sáng tạo bức tranh sơn mài hoàn chỉnh. Một bức tranh sơn mài có tuổi đời vài chục năm hay hàng trăm năm phụ thuộc vào chất lượng của tấm vóc. Điều quan tâm trước tiên là chất lượng gỗ bền chắc. Ngày nay, bên cạnh gỗ tự nhiên có thể thay thế bằng các loại gỗ công nghiệp chất lượng cao.

Một bức tranh sơn mài có tuổi đời vài chục năm hay hàng trăm năm phụ thuộc vào chất lượng của tấm vóc.

Để làm nên một tấm vóc sơn mài, thợ thủ công cần ít nhất 20 ngày. Chất sơn được sử dụng trong quá trình làm vóc có tên là sơn ta. Đối với những người làm vóc, đây là một nguyên liệu quý bởi sơn ta rất khó khai thác và bảo quản.

Mỗi lớp sơn sẽ lại lót một lớp giấy hoặc vải màn và mỗi lớp sơn cần để tấm vóc khô tự nhiên từ 2 đến 3 ngày. Khi sơn khô, đem ra chà nhám bề mặt rồi cứ thế hom thêm 4-5 lần nước tương tự cho đến khi tấm vóc đủ hoàn chỉnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.