Tránh rườm rà, tăng hiệu quả trong phân cấp ngân sách
Các đại biểu đã tập trung phân tích nhiều nội dung quan trọng, trong đó nổi bật là đề xuất sửa đổi quy trình phân cấp thẩm quyền ban hành chế độ, định mức chi ngân sách. Mục tiêu là giảm thủ tục rườm rà, tăng tính linh hoạt và hiệu lực thi hành tại địa phương.
Một trong những vấn đề gây nhiều băn khoăn là quy trình phân cấp thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách địa phương. Đại biểu Phạm Thị Minh Huệ (đoàn Sóc Trăng) cho rằng quy định trong dự thảo còn thiếu rõ ràng, có thể kéo dài thời gian và gây lúng túng khi áp dụng “Dự thảo quy định HĐND cấp tỉnh được giao cho UBND quy định một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi. Vậy nội dung nào có thể được giao, nội dung nào HĐND cấp tỉnh phải trực tiếp quy định thì còn chưa rõ. Từ đó, tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu và xem xét theo hướng chỉ quy định thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ hoặc Bộ Tài chính, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương. Còn trường hợp cần thiết mở rộng thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thì nên xem xét quy định hẳn vào nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh mà không cần phải chờ HĐND cấp tỉnh giao, để đảm bảo việc ban hành các chế độ, tiêu chuẩn, định mức được kịp thời.”
Cùng chung mối quan tâm, đại biểu Dương Khắc Mai, đoàn Đắk Nông cũng nêu thực tế tương tự. Ông chỉ ra rằng, việc yêu cầu HĐND cấp tỉnh phải ban hành nghị quyết để rồi tiếp tục giao lại cho UBND cùng cấp ra quyết định là một quy trình không cần thiết, kéo dài gấp đôi thời gian.
Theo đại biểu Dương Khắc Mai: "Tại điểm a khoản 2 Điều 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 quy định: UBND cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định chi tiết điều khoản, điểm và các nội dung khác được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Do đó, nếu dự thảo luật này khi áp dụng thực tế thì UBND tỉnh sẽ phải đăng ký soạn thảo, thẩm tra và trình HĐND tỉnh xem xét ban hành một nghị quyết quy phạm pháp luật để giao cho UBND tỉnh quyết định đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ hoặc Bộ Tài chính. Sau đó mới tiếp tục xây dựng quyết định quy phạm pháp luật của UBND tỉnh để quy định. Như vậy, thời gian xây dựng nghị quyết thực tế sẽ lâu hơn, quy trình dài gấp đôi thay vì trình HĐND tỉnh trực tiếp."
Đại biểu Chu Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) cũng phản ánh quy định thưởng ngân sách trong dự thảo chưa sát thực tế. Theo bà, quy định hiện tại không tạo động lực cho các địa phương có nhiều cửa khẩu, có đóng góp lớn từ thuế xuất nhập khẩu.
“Tôi xin dẫn một ví dụ cụ thể từ tỉnh Lạng Sơn, địa phương có 12 cửa khẩu, trong đó có các cửa khẩu quốc tế và quốc gia trọng điểm như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma. Năm 2024, thu thuế xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 6.600 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Trung ương giao là 5.000 tỷ đồng, đạt 132%. Năm 2025, chỉ tiêu được giao là 6.450 tỷ đồng. Nếu tỉnh tiếp tục thu được 6.600 tỷ đồng - tức là vượt chỉ tiêu 150 tỷ đồng, thì vẫn không được thưởng gì vì tổng thu không cao hơn năm.”
Các đại biểu cũng thẳng thắn đề nghị bỏ một số điều khoản mang tính “viện dẫn” trong dự thảo luật. Cụ thể là Điều 33 và Điều 34 quy định quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư cũng như của cơ quan, tổ chức có liên quan đến ngân sách nhà nước. Theo các đại biểu, những nội dung này đã được quy định đầy đủ trong các luật chuyên ngành như Luật Đầu tư công, Luật Thuế, Phí và Lệ phí.


Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hungary Sulyok Tamas là sự kiện quan trọng, góp phần đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hungary đi vào chiều sâu, hiệu quả.
Lực lượng CSGT đã triển khai ghi hình bằng camera giám sát để xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm giao thông.
UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu chuyển đổi xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên toàn địa bàn thành phố chậm nhất vào năm 2030.
Tình trạng thi công chậm tiến độ có thể kéo dài tại dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (km185- km189) thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Hầm chui qua nút giao Kim Đồng - Giải Phóng là mối nối trọng yếu của toàn tuyến Vành đai 2,5, dự kiến có thể thông xe vào đầu năm 2026.
Phương án mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có thể theo phương thức PPP hoặc phương án nhượng quyền kết hợp nâng cấp, mở rộng tài sản theo quy hoạch.
0