Tranh luận đổi mới TAND theo thẩm quyền xét xử

Trong phiên họp sáng 28/5, Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên gọi TAND cấp tỉnh, huyện nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau nên xây dựng hai phương án xem xét.

Liên quan đến đổi mới TAND cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) đã đưa ra hai phương án.

Phương án 1: Giữ nguyên như quy định pháp luật hiện hành về TAND cấp tỉnh, cấp huyện.

Phương án 2: Đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Nhiều đại biểu tán thành phương án 2, với lý do hoàn thiện cơ chế để khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và tính độc lập của tòa án.

Nhiều đại biểu tán thành phương án 2.

Ông Đỗ Ngọc Thịnh - Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hoà nêu ý kiến: "Chúng ta khẳng định toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước, toà án thực hiện quyền tài phán của quốc gia chứ không phải toà án xét xử cấp huyện hay cấp tỉnh. Nếu chúng ta tiếp tục giữ điều này thì rất khó cho toà độc lập, rất khó cho toà xử công bằng”.

Ông Phạm Văn Hoà - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng việc đổi mới tên gọi, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án được dự kiến đổi mới này không thay đổi. Mặt khác, phải sửa đổi nhiều luật có liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời phát sinh nhiều chi phí khác như: sửa con dấu, biển hiệu, các loại biểu mẫu, giấy tờ. Do đó, đề nghị giữ nguyên quy định của Luật hiện hành.

Ông Phạm Văn Hoà - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phát biểu: "Nhiệm vụ của các toà án theo giải trình thì không hề có sự thay đổi. Các toà án vẫn gắn với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, quy định này chưa thống nhất với các cơ quan tư pháp khác, đặc biệt là Viện kiểm sát. Nội dung này không có gì khác hơn, tại sao chúng ta phải sửa đổi?”

Vì có nhiều ý kiến khác nhau, nên đại biểu đề nghị Quốc hội cho phép lấy phiếu ý kiến lựa chọn phương án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Đây là hội nghị cấp cao đa phương về tăng trưởng xanh đầu tiên mà Việt Nam tổ chức.

Chính phủ giao UBND các tỉnh lập hồ sơ đề án trước ngày 1/5/2025. Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30/5.

Sau hội nghị với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính họp với các bộ, ngành vào tối 7/4 để bàn giải pháp thúc đẩy thương mại bền vững, cân bằng với Hoa Kỳ.

Chủ tịch nước Lương Cường cùng lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã tới dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng vào sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ).

Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ đặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, vào sáng 7/4, nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Tashkent, Uzbekistan vào chiều 6/4.