Tranh cổ động 70 năm ngày giải phóng thủ đô

Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã đạt kết quả tích cực. Cuộc thi lần này được đánh giá có quy mô lớn nhất với 50 tỉnh thành và các cơ quan, đơn vị hưởng ứng tham gia. Số lượng tác giả dự thi cũng nhiều nhất với hơn 300 tác giả chuyên nghiệp và không chuyên.

Số lượng tác phẩm dự thi cũng nhiều nhất với 700 tác phẩm. Các tác phẩm tranh cổ động dự thi đều thể hiện được nội dung, tiêu chí của cuộc thi, về hình thức thể hiện như bố cục, bút pháp, màu sắc đa dạng, phong phú về nội dung.

Nhiều tác phẩm có phong cách mỹ thuật mới, vượt qua lối mòn cũ trong sáng tác tranh cổ động. Cùng với những hình ảnh khái quát về lịch sử, văn hoá Hà Nội, tinh thần lãng mạn, hào hoa trong các hình ảnh được lựa chọn cũng được thể hiện rõ nét.

Nhiều tác phẩm có phong cách mỹ thuật mới, vượt qua lối mòn cũ trong sáng tác tranh cổ động.

Ông Lương Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục văn hoá cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết: ''Thời đại ngày nay là thời đại 4.0, chúng ta có những thay đổi về công nghệ. Tuy nhiên những giá trị truyền thống, những cách tuyên truyền theo hình thức truyền thống luôn luôn có giá trị hữu hiệu để nhắc nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc.''

Đối với cuộc thi thiết kế logo kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng thủ đô, tác phẩm đoạt giải Nhất của họa sỹ Nguyễn Công Quang đã được Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội nhất trí chọn làm biểu trưng kỷ niệm.

Ban tổ chức đã lựa chọn 45 tác phẩm tranh cổ động có chất lượng cao để trưng bày triển lãm

Họa sỹ Nguyễn Công Quang cho biết: ''Lúc sáng tác thì cứ nghĩ đến bài hát Tiến về HN của nhạc sỹ Văn Cao. Về hình ảnh cột cờ Hà Nội, sáng 10/10/1954, chúng ta làm lễ chào cờ tại Cột cờ HN, lúc đó toàn bộ nhân dân thủ đô tận hưởng không khí trang nghiêm rực đỏ của cờ hoa, nên tôi dùng toàn bộ màu đỏ, còn hình tròn thì tôi thể hiện mặt trời đang lên, đón chào một ngày mới hạnh phúc ấm no.''

Cùng với 26 tác phẩm đoạt giải cao tại cuộc thi, ban tổ chức đã lựa chọn 45 tác phẩm tranh cổ động có chất lượng cao để trưng bày triển lãm. Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền mở cửa tự do đón công chúng tới tham quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.