Trang hoàng nhà cửa đón năm mới an lành, thịnh vượng
Ngay từ khi bước sang tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) các gia đình thường dọn dẹp lại nhà cửa để đón năm mới an lành, thịnh vượng, phúc lộc dồi dào. Mặt khác, nhà cửa có sạch sẽ, được trang trí tinh tươm, tràn đầy sắc Xuân, giúp cho gia chủ thêm tự tin hơn khi họ hàng, bà con, bạn bè đến chúc Tết ngày xuân.

Hai chị em bà Hồng, bà Hạnh sinh ra và lớn lên ở khu phố cổ quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Dù tuổi đã trên 80 nhưng năm nào vào dịp sát Tết, hai bà cũng rủ nhau đi ra phố mua đồ về trang trí ban thờ và nhà cửa đón năm mới.
Theo quan niệm của bà Hồng, bà Hạnh, trong nhà, nơi đầu tiên cần được vệ sinh, trang hoàng là bàn thờ gia tiên. Đây là nơi thiêng liêng, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên. Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ, tươm tất nhằm gửi gắm ước mong tổ tiên gia hộ cho con cháu bình an, sức khỏe và may mắn.

Những ngày cuối năm, con phố Hàng Mã ngập tràn đồ trang trí cho ngày Tết. Nhiều người tranh thủ được nghỉ Tết mới bắt đầu đi mua sắm. Bà Nguyễn Thị Tứ ở Hải Dương nhưng mới chuyển nhà ra Hà Nội sống được mấy năm. Đã đón vài cái tết ở Hà Nội, bà cũng đã bắt đầu quen dần với nhịp sống ở Thủ đô vào dịp Tết. Vào mỗi dịp Tết, bà thường ra con phố này chọn mua các vật phẩm trang trí để trang hoàng nhà cửa. Bà quan niệm, phòng khách luôn được xem là bộ mặt của ngôi nhà là nơi sẽ tiếp đón các vị khách, bạn bè, anh em dòng họ đến chơi nhà, vì thế đây chính là không gian quan trọng và cần được dọn dẹp, trang hoàng kỹ lưỡng nhất.

Người dân thường quan niệm, năm mới đến thì mọi thứ trong gia đình cũng phải tươi mới thì cả năm mới sung túc, thịnh vượng. Cho dù trong năm bận rộn đến đâu, nhưng những ngày gần Tết, bất cứ gia đình người Việt nào cũng đều trang hoàng lại nhà cửa với mong muốn đón một năm mới an lành, thịnh vượng.


Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.
Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.
0