Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và những đổi mới hoạt động Quốc hội
Tại phiên họp sáng 23/7/2007, Chủ tịch Quốc hội khoá XI Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khoá XII. Trên cương vị là người đứng đầu Quốc hội, ông đã cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội khóa XII đổi mới quy trình lập pháp, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động giám sát nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh, bổ sung, phát huy tính tích cực, giảm thiểu những hệ lụy nảy sinh từ chính sách; chấn chỉnh kịp thời các sai sót, khuyết điểm, thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Đường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ: "Tôi có may mắn được làm trợ lý cho Chủ tịch Quốc hội khóa XII, đó là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Nguyên Chủ tịch Quốc hội đã cùng với Quốc hội thực hiện chức năng giám sát, những chủ đề giám sát trong thời kỳ này, tập trung vào những vấn đề rất sát sườn mà nhân dân mong muốn, chờ đợi".
"Đồng chí Nguyễn Phú Trọng yêu cầu nêu cao vai trò giám sát của từng vị ĐBQH để thấy rõ từng vị ĐBQH chính là nhân vật rất quan trọng làm nên sức mạnh, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đồng chí đặt vấn đề và đòi hỏi rất cao tính chủ động, sáng tạo đổi mới của từng vị ĐBQH." - Ông Lê Như Tiến - Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; ĐBQH Khóa XII, XIII nói.

Trong suốt thời gian trên cương vị người đứng đầu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng luôn nhắc nhở mọi người phải dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động của Quốc hội, phải có kiến thức và trình độ, sự am hiểu để có những ý kiến phản biện sắc sảo, phù hợp thực tiễn để chính sách, pháp luật không xa rời cuộc sống.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chia sẻ: "Với các đại biểu Quốc hội, Tổng Bí thư luôn nhắc nhở dù ở cương vị công tác nào cũng cần ý thức đầy đủ về quyền hạn và trách nhiệm của người đại biểu nhân dân; thường xuyên liên hệ với cử tri; lắng nghe, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri; chịu sự giám sát của cử tri. Phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về mọi mặt, gần gũi và lắng nghe ý kiến của cử tri, của nhân dân, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà cử tri và nhân dân tin tưởng, giao phó. Điều đó một lần nữa cho thấy sự cẩn trọng, khiêm tốn, cầu thị của một người cộng sản chân chính khi được giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng".

Với trí tuệ uyên bác, sự am hiểu sâu sắc về hoạt động của Quốc hội, lại gần gũi nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đóng góp to lớn trong việc cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.


Tại dự Luật Cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức cấp xã sau sáp nhập cho đến khi hoàn thành rà soát, tinh giản, cơ cấu lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ phê bình 30 Bộ, cơ quan Trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nikol Pashinyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia vào chiều ngày 4/4, theo giờ địa phương.
Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt là một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, là dịp để chỉnh huấn, chỉnh quân, tự kiểm điểm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện công tác chuyên môn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Burundi vào cuối giờ chiều ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ.
0