Tình phường nghĩa phố
Đó là tình người sâu sắc, luôn được giữ gìn và phát huy qua bao thế hệ, dẫu là trong đời sống đô thị với rất nhiều chảy trôi gấp gáp.
Những ngôi nhà tốc mái, cây cối đổ rạp, những con phố, ngõ nhỏ ngập nước... cùng rất nhiều thiệt hại khác về người và của... đó là những từ ngữ dùng để miêu tả về sự dữ dội của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua. Đô thị chìm trong sự hỗn độn, ngổn ngang. Chỉ trong vòng 1 ngày, cuộc sống của những người dân đô thị bỗng chốc bị đảo lộn.
Trong bối cảnh đó, như một ngọn lửa ấm áp giữa bão giông, tinh thần tương thân tương ái của người dân đô thị lại được toả sáng.
Không chỉ có những tổ chức cứu trợ, trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ, đăng tải những thông tin sẵn sàng trợ giúp cho người dân chịu ảnh hưởng bởi cơn bão, hình ảnh những tài xế ô tô sẵn sàng đi chậm, che chắn cho xe máy đi trên cầu, tới những cư dân sẵn sàng chia sẻ nơi ở của mình cho những người gặp khó khăn,… cho thấy sự gắn bó, sẻ chia mà người dân đô thị dành cho nhau.
Lòng tốt và sự giúp đỡ còn được tổ chức và lan tỏa thông qua các nền tảng kết nối. Một trong những sáng kiến tiêu biểu góp phần quan trọng trong công tác hỗ trợ khẩn cấp chính là Mạng lưới thông tin Cứu nạn khẩn cấp - ERIN. Hệ thống giúp kết nối những người cần trợ giúp với lực lượng cứu hộ, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác trong những lúc khẩn cấp. ERIN không chỉ giúp người dân tìm được nơi trú ẩn an toàn, mà còn tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm cứu trợ, đảm bảo mọi nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả, không để ai bị bỏ lại phía sau trong lúc nguy nan.
Có thể thấy, chỉ một việc làm tốt trong xã hội có thể giúp lan toả, truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Trong đô thị, nơi mà cuộc sống thường ngày có thể trở nên bận rộn và hối hả, những hành động nhỏ bé đầy ý nghĩa lại càng trở nên quan trọng. Khi một người hành động với tấm lòng nhân ái, họ không chỉ mang lại sự thay đổi cho cá nhân mình mà còn giúp lan toả, truyền cảm hứng khơi dậy lòng tốt trong trái tim của những người xung quanh.
Những cơn bão đi qua, hàng cây đã xanh trở lại, những con đường và góc phố Hà Nội lại quay trở lại nhịp sống bình thường, người dân “hàng phố”, chung cư lại quay trở lại với những lo toan thường nhật. Nhưng sẽ có một điều nhỏ bé mới mẻ len lỏi trong tâm trí của mọi người, một ký ức tập thể về những ngày bão, về cách những người thành phố sống với nhau tử tế. Tình yêu thương và sự sẻ chia chính là sợi dây gắn kết tất cả lại với nhau, giúp cộng đồng trở nên mạnh mẽ và vững vàng hơn.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
0