Tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2023, GDP tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Tổng cục Thống kê đánh giá một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình, giá gạo, xăng dầu, gas trong nước tăng theo giá thế giới, giá thuê nhà ở tăng, là những nguyên nhân chính khiến CPI tháng 9 tăng 1,08% so với tháng trước.
So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 9 tăng 3,66%. Trong đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm giáo dục tăng cao nhất hơn 7%.
Trong tháng 9, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,53 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 497,66 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 259,67 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 237,99 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2023 xuất siêu 21,68 tỷ USD.


Ngành thuế cho biết đã chủ động ứng phó từ sớm, trước việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam từ ngày 9/4.
Giá dầu thế giới giảm hơn 2%, xuống mức yếu nhất kể từ tháng 4/2021.
Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã mở ra tia hi vọng mới trong việc đàm phán thỏa thuận về thuế quan giữa hai bên.
Số thuế thu từ tổ chức và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7%, cao nhất trong vòng 5 năm qua, vượt kịch bản đề ra trong Nghị quyết 01 của Chính phủ, thuộc top tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong quý I/2025.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có thể gây tác động đáng kể và đa chiều đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
0