Tín dụng tăng trưởng nhưng doanh nghiệp nhỏ vẫn khó vay tiền

6 tháng đầu năm, đã có thêm gần 1 triệu tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế; riêng trong tháng 6 có tới 270.000 tỷ đồng được cho vay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn không tiếp cận được vốn.

Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến hết tháng 6, tín dụng nền kinh tế tăng 6% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực này có vẻ như chỉ là câu chuyện của các doanh nghiệp lớn.

Ông Nguyễn Danh Thuận, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ademax, bày tỏ các chính sách chỉ tập trung nhiều vào dự án lớn, các ngân hàng đưa ra gói tín dụng với yêu cầu tương đối cao, trong khi đó năng lực quản lý, xây dựng báo cáo minh bạch của các doanh nghiệp nhỏ để tiếp cận nguồn vốn khó.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi vẫn đến từ nội tại của các doanh nghiệp nhỏ khi những yêu cầu cơ bản như minh bạch thông tin, chiến lược kinh doanh hiệu quả, xây dựng uy tín… vẫn chưa được chú trọng.

Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng: "Những doanh nghiệp nhỏ và vừa từ trước đến giờ bản thân họ đã không đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngân hàng và phần lớn chỉ vay được dựa trên tài sản họ có, cho nên có bơm tín dụng nữa cũng chỉ vào các doanh nghiệp lớn. Thế nên, tăng trưởng tín dụng phải rõ là cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì mới phản ánh được thực sự".

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn rất khó tiếp cận được vốn vay.

Theo ông Trần Văn Minh, Tổng thư ký Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội: các doanh nghiệp nhỏ thường thiếu kinh nghiệm quản lý, quản trị, lịch sử kinh doanh chưa uy tín, khả năng kháng thể cũng chưa nhiều như doanh nghiệp lớn. Đấy là những lý do ngân hàng rất e ngại.

Theo Fiin Group, khoảng trống tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, gọi tắt là SME, ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay hiện tại. Doanh nghiệp SME chiếm gần 85% số doanh nghiệp cả nước, nhưng khả năng vay vốn còn rất thấp khi mức tổng nợ vay trên toàn hệ thống mới chỉ khoảng 10%.

Nhiều ý kiến cho rằng các tổ chức tín dụng nên tối ưu hóa danh mục cho vay đối với các SME để tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng SME, đặc biệt là các doanh nghiệp còn non trẻ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh ghi nhận doanh thu quý I/2025 đạt 924,9 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc doanh thu từ mảng bán bất động sản giảm 18,8%, còn 666,3 tỷ đồng.

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới ban hành là một định hướng chiến lược quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết trong phiên họp Quốc hội sáng nay (9/5), việc sửa Luật Doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục, đồng thời siết chặt tình trạng “vốn ảo”, doanh nghiệp “ma”, mua bán hóa đơn trái phép.

Trong cuộc họp mới đây do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ chủ trì, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của Việt Nam đã thống nhất tìm giải pháp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy các thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới được ban hành là một định hướng chiến lược rất quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam vào chiều 7/5.