Tiểu thuyết của Hồ Điệp Thanh Thanh gây sốt khi mở bán
Trước nhu cầu lớn của độc giả, tác giả và đơn vị phát hành đã quyết định tái bản ngay tác phẩm và có những điều chỉnh để phù hợp với mọi lứa tuổi.
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh thành phố Nam Yên trong đại dịch Moros+, xoay quanh cuộc sống, công việc và tình yêu của bác sĩ Hạ Vũ. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết lột tả chân thực không khí phòng cấp cứu giữa đại dịch.
Dù ngay phần mở đầu tác giả giới thiệu đây là tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu, thế nhưng người đọc vẫn dễ dàng liên tưởng về những ngày đại dịch Covid 19.
“Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” là cuốn ngôn tình kiểu Việt Nam, dung dị, gần gũi và thấm đẫm tình người.
Tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh chia sẻ chị viết trong tâm thế của người dạo chơi, muốn viết nên cảm xúc của mình nên chưa bao giờ có áp lực trong văn chương.
“Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” là tiểu thuyết thứ hai của tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh, sau bộ tiểu thuyết khá thành công “Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh”. Bản thảo đầu tiên của truyện được hoàn thành vào mùa hè 2021. Nhưng phải đợi ba năm sau, khi đại dịch Covid-19 đã lùi dần vào ký ức, thì tác giả mới đủ bình tâm để đưa những câu chuyện nhân sinh ngày đó đến với bạn đọc trong nỗi ám ảnh khôn nguôi.
Sau hai bộ tiểu thuyết, Hồ Điệp Thanh Thanh cũng định hình là cây viết trữ tình, lãng mạn, rất tài tình trong việc lấy nước mắt độc giả.
Trong buổi ra mắt sách tại Hà Nội, nhà văn Di Li chia sẻ khi bản thân là tác giả chuyên viết truyện trinh thám, chưa viết và cũng chưa đọc truyện ngôn tình, nhưng khi đọc “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” nhà văn lại thấy hấp dẫn, hồi hộp và tò mò về kết cục.
Trưởng Ban Văn học, Nhà xuất bản Văn học, bà Phương Thùy nhận định: tiểu thuyết đã mang đến cho độc giả cái nhìn khác về đại dịch, có mất mát, có vất vả nhưng cũng có lạc quan và sự ấm áp.
Mới đây, tác giả và đơn vị phát hành cùng Nhà xuất bản Văn học đã quyết định tái bản tác phẩm. Trong lần tái bản tiểu thuyết “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” có một số điều chỉnh nhỏ. Đáng chú ý là việc tăng cỡ chữ, nhằm phục vụ độc giả lớn tuổi. Đồng nghĩa với việc số trang sẽ tăng lên gần 700 trang thay vì 552 trang như hiện tại.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0