Tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, mà còn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.

Ngành văn hoá Thủ đô tiếp tục tập trung vào vấn đề này qua các hội thảo, toạ đàm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Hà Nội đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng đối diện với không ít thách thức, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng một hệ giá trị con người phù hợp với thời đại, đồng thời khẳng định tính đại diện của Thủ đô đối với cả nước.

Tại hội thảo do Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành uỷ và Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức, Ban Tổ chức đã dự thảo các phương án, lượng hóa chuẩn mực đề xuất để xây dựng Người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh” thành các tiêu chí cụ thể.

Chuẩn mực Người Hà Nội “hào hoa - thanh lịch - nghĩa tình - văn minh” trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế cần hội tụ các yếu tố: thanh lịch trong phong thái, ứng xử thể hiện trong giao tiếp; văn minh trong hành xử công cộng; sáng tạo trong tư duy và hành động; hiện đại trong lối sống; hội nhập quốc tế trong giao tiếp và nhận thức; truyền thống trong tinh thần và cốt cách.

Tham góp ý kiến về vấn đề này, đại diện các quận, huyện, thị xã nhấn mạnh vai trò đổi mới tư duy lãnh đạo, phương thức lãnh đạo, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội.

Các tham luận cũng nhấn mạnh việc cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; tăng cường quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương đến du khách trong nước và quốc tế; tuyên truyền sâu rộng hệ chuẩn mực con người Việt Nam nói chung để từ đó các đơn vị, cá nhân biết, cụ thể hóa, áp dụng, thực hiện cho phù hợp từng nơi, từng thời kỳ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.

UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.

Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử của Thủ đô không những góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý mà còn giúp người dân trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam.