Tiếp diễn những chiêu trò lừa đảo mua nhà ở xã hội
Lấy mác “nhận làm hồ sơ” nhưng thực chất là đặt cọc, chuyển phí để mua nhà ở xã hội, và rồi, chỉ trong nháy mắt, người dân mất hàng trăm triệu đồng nhưng lại chẳng sở hữu được căn nhà nào.
Gần một tuần trước, dự án nhà ở xã hội NO1 Hạ Đình mới bắt đầu khởi công. Vậy nhưng, ngay từ tháng 6/2024, việc rao bán căn hộ đã xuất hiện đầy rẫy trên các trang thông tin bất động sản. Vào vai một người có nhu cầu mua nhà ở xã hội, phóng viên Đài Hà Nội đã liên hệ trực tiếp với môi giới. Khi biết phóng viên có nhu cầu mua nhà ở xã hội, người môi giới đã trả lời: “Đối với dự án này, em cần phải làm hồ sơ và hồ sơ đủ điều kiện mới được đi bốc thăm may mắn. Thủ tục không phức tạp. Hiện bên anh nhận xử lý hồ sơ và lấy căn hộ cụ thể luôn. Phí là 600 triệu đồng cho căn 70 m². Em chỉ cần cung cấp cho anh giấy tạm trú và căn cước công dân. Bên anh sẽ xử lý hết nên cứ yên tâm!”.
Chỉ cần căn cước công dân và giấy tạm trú, bên môi giới sẽ lo toàn bộ thủ tục mua nhà ở xã hội cho khách hàng. Vậy nhưng thực tế, ngày 5/12 vừa qua, dự án nhà ở xã hội NO1 Hạ Đình mới chính thức khởi công. Liên danh chủ đầu tư khẳng định dự án này chưa đủ điều kiện để nhận hồ sơ đăng ký mua nhà hay nhận đặt cọc. Vì vậy, các thông tin về việc mua bán, có suất căn hộ ngoại giao như trên đều là những thông tin sai lệch nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân.
Các cơ quan báo chí, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội liên tục có những cảnh báo, song vẫn có rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của các hành vi lừa đảo. Chỉ vì tin tưởng môi giới, một người phụ nữ đã bị lừa 180 triệu đồng để mua hai căn hộ tại dự án nhà ở xã hội ở quận Nam Từ Liêm. Mọi giao dịch đều diễn ra thuận lợi, cho đến khi chị đến gặp trực tiếp chủ đầu tư, vỡ lẽ hai căn hộ mà chị bỏ hàng trăm triệu để đặt cọc thực tế đã thuộc sở hữu của người khác.
Nạn nhân chia sẻ: “Lúc đó thì tôi mới biết mình bị lừa, tiền thì mất, nhà không có để mà ở. Nên người dân mình bây giờ mua nhà phải tìm hiểu thật kỹ. Có những đội ngũ không phải môi giới chính thống, họ có rất nhiều chiêu trò tinh vi để lừa đảo khách hàng nên mình phải rất cẩn thận”.
Tạo ra sự tin tưởng - điều mà môi giới khéo léo đánh vào tâm lý khách hàng. Chỉ cần có niềm tin, thì dù bỏ ra 180 triệu đặt cọc hay 600 triệu đồng tiền phí môi giới, người mua nhà cũng sẵn sàng. Khi chiêu trò lừa đảo của môi giới ngày càng tinh vi, hứng chịu hậu quả chính là những người mua nhẹ dạ cả tin.
Ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho hay: “Đối với người dân, chắc chắn họ sẽ bị thiệt hại về tài chính. Nếu thời gian dài, tiền mất giá, bất động sản lên giá, họ sẽ nhận lại một khoản thấp hơn rất nhiều so với số tiền đã bỏ ra. Hậu quả khác là họ sẽ không làm được sổ đỏ, thậm chí là mất trắng nếu như những ngôi nhà đó phức tạp về mặt pháp lý”.
Đối với những hành vi lừa đảo liên quan đến nhà ở xã hội, luật pháp đã có đủ chế tài xử phạt từ mặt hành chính, dân sự, đến hình sự. Trong đó, tùy tính chất, mức độ của hành vi mà đối tượng có thể bị xem xét khởi tố hình sự, nếu việc chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Dù quy định có tính răn đe, nghiêm khắc, song vẫn có rất nhiều môi giới “lách luật” để đạt được mục đích. Do đó, người dân có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần đặc biệt cẩn trọng trước các quyết định mua bán.
Dự kiến, giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội sẽ có thêm 19 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành với khoảng 15.440 căn hộ. Song, người mua cần bình tĩnh, làm theo đúng trình tự và thường xuyên theo dõi tiến độ dự án của chủ đầu tư, có như vậy mới hạn chế được rủi ro khi mua bán và không trở thành nạn nhân của những hành vi lừa đảo.


Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1909 cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.
Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.
UBND quận Đống Đa đã tổ chức lấy ý kiến người dân về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu tập thể Trung Tự và Hào Nam, trong ngày 4/4.
Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp theo quy định của Luật Thủ đô năm 2024 - đây là yếu tố thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.
0