Tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Việt Nam đang từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục, đòi hỏi thay đổi từ chất lượng giáo viên đến phương pháp giảng dạy và sự thích nghi của học sinh.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, việc nâng cao năng lực ngoại ngữ không chỉ là yêu cầu giáo dục mà còn là chiến lược quan trọng để phát triển đất nước. Để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục, các trường học cần đối mặt với nhiều thách thức, từ chất lượng giáo viên đến phương pháp giảng dạy và sự thích nghi của học sinh.

Tại giờ học của cô và trò ở Trường phổ thông liên cấp HAS, Hà Nội, trong suốt 45 phút chỉ nói tiếng Anh. Giờ học trở nên sôi nổi với các phương tiện và hình ảnh hỗ trợ.

Học sinh Nguyễn Thùy Minh, Trường HAS, chia sẻ: “Em cảm thấy giờ học rất là thú vị. Ngoài ra, em còn học được thêm cách giao tiếp với các thầy nước ngoài, học thêm được từ vựng, các ngữ pháp bổ ích để sau này có thể áp dụng vào trong cuộc sống".

Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy một số môn học chính khóa đã được Ban Giám hiệu Trường phổ thông liên cấp HAS triển khai từ vài năm trở lại đây, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phụ huynh và học sinh.

Thầy giáo Hoàng Lân - Hội đồng học thuật, Trường phổ thông liên cấp HAS - cho hay: “Khi đưa môn Toán giảng dạy bằng tiếng Anh vào trong nhà trường, tôi thấy rằng khả năng thích nghi của học sinh rất tốt. Thứ nhất, nhìn vào nội dung, Toán bằng tiếng Anh hay là Toán bằng tiếng Việt cũng như nhau cả. Việt Nam vốn có lợi thế về những môn như Toán và Khoa học. Hơn nữa, các gia đình cũng đều coi trọng phần tiếng Anh nên tôi nghĩ việc này hoàn toàn khả thi".

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là một lộ trình dài. Hiện nay, nhiều trường đã triển khai dạy các môn học bằng tiếng Anh, đặc biệt là Toán, Khoa học, Công nghệ. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đủ điều kiện để thực hiện.

Cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội - cho biết: “Một số trường phổ thông cũng gặp phải những khó khăn. Ví dụ như là trình độ học sinh chưa đồng đều. Lớp có 45 cháu, để mà luyện cho từng cháu nói được tiếng Anh trôi chảy như người bản địa cũng rất là khó. Vấn đề đặt ra ở đây là các con không có môi trường. Môi trường tiếng Anh hơi ít để cho các con có thể phát huy được việc giao tiếp với người nước ngoài".

Tiếng Anh không chỉ là công cụ giúp học sinh tiếp cận tri thức toàn cầu mà còn là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội trong tương lai. Với chiến lược đúng đắn và sự đầu tư bài bản, mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam không còn là điều xa vời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.

Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2025, trong đó, đáng chú ý là mức học phí tăng so với năm trước.