Thưởng trà trên cao nguyên Mộc Châu
Các sản phẩm từ cây chè không chỉ cung cấp nguyên liệu cho những sản phẩm chè xanh trứ danh, đem lại nguồn kinh tế lớn cho người dân, mà còn là một nét văn hóa độc đáo, riêng có ở núi rừng Tây Bắc.
Cao nguyên Mộc Châu từ lâu đã được ví như nàng thơ của núi rừng Tây Bắc với những đồi chè xanh bát ngát. Cây chè không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “sản phẩm du lịch” hấp dẫn du khách gần xa. Đến đồi chè vào buổi sáng, du khách có thể tận hưởng hương chè thơm ngát, thoang thoảng trong gió và cảm nhận mùi hương thanh khiết của cỏ cây núi đồi.

Em Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Du khách Hải Dương bày tỏ: "Không khí trên đây rất là dễ chịu, mát mẻ. Chè trồng rất là nhiều, đặc biệt có cả hình trái tim nữa, em chưa thấy ở đâu mà có nhiều như vậy".

Một ngày mới bắt đầu trên cao nguyên với những người công nhân hái chè. Những búp chè xanh tươi nhất được chọn lựa thủ công từ những bàn tay lao động kinh nghiệm và đầy tâm huyết.
Ông Mai Văn Kháng - công nhân hái chè chia sẻ: "Một tôm hai lá, một lá hai chừa. Ý muốn nói là búp một tôm hai lá và hai cái lá chừa để đảm bảo sinh trưởng cho cây chè về lứa sau..."

Bà Nguyễn Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, Sơn La cho biết: "Với đặc điểm khí hậu của Mộc Châu, có thể ban ngày rất nóng nhưng ban đêm lại rất lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 18-22 độ C cho nên chất lượng của cây chè rất là tốt. Cây chè còn cho kinh tế về mặt du lịch. Tất cả du khách đến Mộc Châu thì không ai là không tham quan đồi chè..."

Theo các nghệ nhân pha trà nơi đây, để có một ấm trà ngon, trước tiên phải lưu ý đến các bước nhất nước, nhị trà, tam pha, tứ ấm.
Anh Hồ Huy Hiếu - HTX Chè Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La chia sẻ: "Nhiệt độ nước không để quá cao hay quá thấp, từ 85-90 độ C để cho trà nở là phù hợp. Sau khi pha trà chắt trà ra chén tống để cho trà nghỉ. Mình mở ấm để cho trà thoát khí, lúc nào mình uống thì chắt nước vào tiếp".
Anh Quản Trọng Luân - Du khách Hà Nội tâm sự: "Đầu tiên mình uống có cảm giác đắng nhẹ, chát nhẹ, sau đó là thấy mát dịu và có vị thơm sâu trong miệng..."


Không chỉ có cảnh quan đẹp, cao nguyên Mộc Châu còn thu hút du khách bởi văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa. Từ những nếp nhà sàn truyền thống, ẩm thực dân tộc đến các điệu múa dân gian hay các lễ hội... đều trở thành những trải nghiệm khó quên. Tất cả những điều này khiến du khách lưu luyến và nhiều lần trở với vùng đất cao nguyên này.


Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” được Đài Hà Nội tổ chức vào tối 19/5, nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác Hồ, là hành trình âm nhạc đầy cảm xúc về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác.
0