Thương mại hóa đề tài khoa học để tránh lãng phí

Trước thực trạng nghiên cứu khoa học “chỉ ở trong ngăn kéo, lạc hậu với thời cuộc, mục nát theo thời gian”, các Đại biểu Quốc hội cho rằng cần có cơ chế đặc biệt như lập doanh nghiệp chuyển giao kết quả nghiên cứu, thương mại hóa đề tài khoa học.

Đây là ý kiến gợi mở trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Kỳ họp bất thường lần 9, Quốc hội khoá XV. 

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra thực tế, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học hoàn thành xong thì “cất tủ” và lấy ví dụ cụ thể.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cho hay: “Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã nghiên cứu và tạo ra panel hồng cầu (hệ thống kháng nguyên tìm kiếm sự bất thường để đảm bảo an toàn truyền máu) vừa rẻ hơn so với giá thương mại, vừa phù hợp với đặc điểm hồng cầu của người Việt Nam. Khi áp dụng vào thực tiễn thì còn tốt hơn công nghệ hiện nay được nghiên cứu dựa trên chủng tộc người da trắng. Tuy nhiên, để thương mại hóa, cung cấp cho cả nước và thay thế cho panel nước ngoài thì thủ tục rất khó”.

Từ đó, các đại biểu đề xuất nghiên cứu kỹ lưỡng cơ chế đặc thù để đưa các đề tài khoa học vào thương mại hóa, nhằm tránh gây lãng phí nguồn lực như việc lập doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) chia sẻ: “Tuy nhiên, không phải kết quả nghiên cứu nào cũng có thể chuyển thành kết quả ứng dụng của doanh nghiệp vì cần nhiều khâu chắp nối lại. Vì thế, cần bổ sung điều 9 trong dự thảo về quyền thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu. Có thể sản phẩm nghiên cứu không ứng dụng được tại doanh nghiệp mà có thể bán cho người khác. Các cơ quan, đơn vị có thể mua về tiếp nối nghiên cứu và ứng dụng sau”.

Tiếp thu ý kiến và giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng thừa nhận đây là điểm nghẽn lớn và kéo dài, vì thế nghị quyết đã đưa ra những chính sách mạnh mẽ nhằm tạo ra việc làm cho xã hội, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, tạo nguồn thu cho Nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu: “Nghị quyết thí điểm cho phép cơ sở nghiên cứu được sở hữu và tự quyết với tài sản hình thành từ nghiên cứu để chủ động thương mại hoá ngay sau kết thúc nghiên cứu. Người làm nghiên cứu được phép hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hóa, tham gia lập và điều hành doanh nghiệp”.

Theo chương trình, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại cuối kỳ họp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, hành vi của Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs đã có đủ căn cứ để xử lý hình sự về hai tội danh: Sản xuất, buôn bán hàng giả và Tội lừa dối khách hàng. Mức hình phạt cao nhất theo Bộ luật hình sự là chung thân.

Sau khi gây tai nạn khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ, một cô gái bị thương nặng, chiếc ô tô kéo lê chiếc xe máy hơn 100m rồi tiếp tục bỏ chạy trong tình trạng nổ lốp trước.

Nhiều người cao tuổi thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò tuổi cao gương sáng, tích cực lao động, phát triển kinh tế gia đình.

Tính chung quý I/2025, toàn thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động, đạt 32% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nikol Pashinyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia vào chiều ngày 4/4, theo giờ địa phương.

Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt là một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, là dịp để chỉnh huấn, chỉnh quân, tự kiểm điểm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện công tác chuyên môn.