Thương mại hàng hóa của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng
8 tháng qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa của Trung Quốc tăng 6% so với cùng kỳ, đạt 28.580 tỷ nhân dân tệ, tức hơn 4 nghìn tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lượt là 6,9% và 4,7%. Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng 13,6%. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế nước này tiếp tục phục hồi và cải thiện. Báo cáo gần đây do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho thấy thương mại hàng hóa toàn cầu duy trì xu hướng phục hồi trong quý 3/2024.

Đánh giá từ dữ liệu mới nhất từ các nền kinh tế trên thế giới, tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu toàn cầu của Trung Quốc đã tăng đều đặn trong nửa đầu năm nay. Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với ASEAN ngày càng chặt chẽ hơn. Trong 8 tháng đầu năm nay, ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Ngoài ra, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với EU, Mỹ, Hàn Quốc cũng đều tăng so với cùng kỳ.


Giá vàng nhẫn, vàng SJC ngày 5/4 đồng loạt giảm mạnh với giá mua vào vàng nhẫn chỉ còn hơn 96 triệu đồng/lượng.
Giá vàng đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/4 khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc sau tuyên bố về thuế quan của Tổng thống Mỹ.
Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
0