Thương hiệu quốc gia Việt Nam xếp thứ 33 thế giới
Tại lễ khai mạc Tuần lễ thương hiệu quốc gia và Diễn đàn Quốc tế thương hiệu Việt Nam 2024 diễn ra ngày 16/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động và có độ mở cao nhất thế giới, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và thứ 40 thế giới.
Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới – Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019-2023.

Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng hai con số trong 5 năm qua, xếp thứ 33 trong top 121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới được xếp hạng.
Để nâng cao thương hiệu quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại kiến nghị, các Bộ, ngành, địa phương nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành; tổ chức rà soát, tổng kết, đánh giá lại; đẩy mạnh việc đăng ký, bảo hộ tài sản trí tuệ. Các Hiệp hội, doanh nghiệp nên thiết kế, phát triển sản phẩm; đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng; xây dựng văn hóa, đạo đức, uy tín trong kinh doanh.


Tình trạng thu phí không dừng (ETC) tại các cửa ngõ sân bay chưa thực sự "trơn tru" khiến nhiều tài xế không khỏi băn khoăn.
Người nổi tiếng nếu đánh đổi niềm tin công chúng bằng lợi ích cá nhân thì từ sàn diễn danh vọng đến nhà giam sẽ là con đường không xa.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ được khởi công vào ngày 19/12 với tổng mức đầu tư khoảng hơn 8,3 tỷ USD.
Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất bố trí thêm 49 trạm xe đạp công cộng của tập đoàn Trí Nam. Vì sao đơn vị này vẫn mở rộng khai thác xe đạp công cộng dù báo lỗ?
Trước đề xuất của Công ty VinSpeed muốn xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành và các cơ quan nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Nhiều lái xe đã chủ động đến đăng kiểm từ sớm, ngay cả khi trung tâm đăng kiểm chưa mở cửa nhằm tránh tình trạng ùn tắc.
0