Thúc đẩy sản xuất - tiêu dùng bền vững

Sáng 27/7 tại Hà Nội, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) tổ chức chương trình “Thúc đẩy sản xuất - Tiêu dùng bền vững 2024” với chủ đề “Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển”.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh chia sẻ, các đơn vị của Bộ Công Thương ghi nhận sự quan trọng, tính cấp bách của vấn đề sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Vì vậy, trong khuôn khổ Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Công Thương đã chú trọng tổ chức nhiều sự kiện thúc đẩy hiệu quả của hoạt động, trong đó đặc biệt là sự kiện diễn đàn và triển lãm hoạt động trong hai năm liên tiếp gần đây.

Toàn cảnh buổi diễn đàn.

Theo ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khẳng định, sản phẩm xanh - tiêu dùng xanh đang là xu thế của thị trường, cần tiếp tục hình thành thói quen tiêu dùng xanh trong đời sống thường nhật để sản phẩm xanh ngày càng phát triển thị phần.

Bên cạnh đó, cũng cần ngăn chặn tình trạng lợi dụng, mượn danh sản phẩm xanh để gây thiệt hại cho người tiêu dùng, ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đồng thời, cần tiếp tục hoạch định và hoàn thiện các chính sách về sản phẩm xanh - tiêu dùng xanh.

Bên lề diễn đàn là hoạt động triển lãm với 30 gian hàng, quy tụ gần 20 doanh nghiệp, đơn vị đến từ trong và ngoài nước. Dự kiến, sự kiện thu hút khoảng 30.000 - 50.000 lượt người tham quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.

Lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của VEAM giảm 11% so với cùng kỳ, còn 1.277 tỷ đồng, mức giảm tuyệt đối là 158 tỷ đồng. Vậy, tín hiệu sau khi VEAM giảm lợi nhuận là gì?

Hình thức thuế khoán, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu trước khi bấm nút thông qua nghị quyết vào sáng 17/5.