Thúc đẩy hợp tác giáo dục và bảo tồn di sản

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Trường Đại học Y dược Hà Nội được xây dựng từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 và bác sĩ Yersin được bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng đầu tiên của trường. Mặc dù đã trải qua hơn 100 năm, tuy nhiên, đến nay, kiến trúc Pháp tại Trường Đại học Dược Hà Nội vẫn bền bỉ với thời gian. Khi tới thăm phòng hội đồng, giảng đường, thư viện và các tòa nhà trong khuôn viên Đại học Dược, Đại sứ Pháp cho biết công trình này được bảo tồn và duy tu rất tốt. "Tất cả bàn ghế, vật dụng, tòa nhà đều được bảo tồn rất tốt. Điều đó khiến tôi rất xúc động. Pháp và Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ trong việc bảo tồn, duy tu các di sản mà chúng ta đã xây dựng, đặc biệt là di sản kiến trúc", ông Olivier Brochet, Đại sứ Pháp tại Việt Nam chia sẻ.

Trong những năm qua, hợp tác y dược giữa hai nước Việt Nam - Pháp không ngừng phát triển. Từ những năm 1990 đến nay, có khoảng 3.000 bác sĩ, dược sĩ của Việt Nam đã được đào tạo tại Pháp; hàng năm vẫn có hàng chục bác sĩ, dược sĩ của Việt Nam được cử sang Pháp theo các chương trình đào tạo về y dược. "Hợp tác y dược là một trong những niềm tự hào của quan hệ hợp tác giữa hai nước và tôi mong muốn sự hợp tác này ngày càng phát triển vì đây là sự hợp tác hữu ích cả cho Pháp và Việt Nam, đặc biệt phục vụ cho lợi ích của người dân Việt Nam”, Ông Olivier Brochet bày tỏ.

Không chỉ mong muốn tăng cường hợp tác với với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đào tạo mà Đại sứ Pháp cũng mong muốn hợp tác với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong bảo tồn di sản, trong đó có cây cầu Long Biên, một trong những biểu tượng lịch sử của Việt Nam - Pháp.

Ông Olivier Brochet hy vọng, trong năm 2025, những kết quả cụ thể của nghiên cứu phương án cải tạo cầu Long Biên sẽ được công bố, trên cơ sở đó sẽ có giải pháp để bảo tồn, phát triển cây cầu trong thời gian lâu dài.

Cầu Long Biên là một biểu tượng của người dân Hà Nội, đồng thời cũng là biểu tượng kết nối Việt Nam và Pháp. Cây cầu này được xây dựng từ năm 1902, vào thời điểm đó là cây cầu dài thứ tư trên thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những căn biệt thự Pháp cổ trên phố phường Hà Nội rợp bóng cây vẫn đứng đó, lặng lẽ kể lại câu chuyện của một thời kỳ đã qua.

Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.