Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học

Sinh viên là những người có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, để ý tưởng được thực hiện, cần sự đồng hành, khơi gợi, giúp đỡ của các trường đại học.

Giới thiệu sản phẩm, thuyết trình về chiến lược kinh doanh sản phẩm, phản biện trước hội đồng ban giám khảo, 8 dự án khởi nghiệp của các bạn sinh viên Trường Đại học Thương mại đã xuất sắc nhận được sự công nhận của ban giám khảo. Trải qua thời gian 7 tháng nghiên cứu, mong muốn của sinh viên là có thể biến ý tưởng thành sự thực, góp ích cho xã hội.

Sinh viên Hoàng Công Minh, thành viện đội “Chắp cánh cho em” chia sẻ: "Dự án của nhóm chúng tôi hướng tới nhóm đối tượng là các em đặc biệt, cụ thể là trẻ em bại não. Nhóm chúng tôi mong muốn rằng sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi để các em có thể vừa được chăm sóc, học tập cũng như là trị liệu. Nhóm chúng tôi đã ấp ủ dự án này trong thời gian rất dài. Từ khi dự án được bắt đầu, hình thành, trưởng thành hơn, chúng tôi quyết định đăng ký tham gia cuộc thi khởi nghiệp năm nay để có thể chứng minh bản thân".

Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ngày nay là động lực, nguồn lực quan trọng trong phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu là thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học. Mỗi cuộc thi khởi nghiệp sẽ là nền tảng vững chắc để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp cho các bạn sinh viên.

Ông Trần Văn Minh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, cho hay: "Chúng tôi đánh giá rất cao những dự án khởi nghiệp năm nay về ý tưởng mới, lạ, khác biệt và có sự tìm tòi của các bạn sinh viên. Các bạn rất là tâm huyết, quyết liệt, kiên trì, chịu khó để tìm ra những ý tưởng mới. Và những ý tưởng đấy cũng hình thành những sản phẩm và kỳ vọng nó có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn, trong quá trình kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị cho cộng đồng".

Khởi nghiệp từ giảng đường là điều mà nhiều sinh viên đang huớng tới. Song từ ý tưởng đến hiện thực lại là một chặng đường dài. Những cuộc thi khởi nghiệp sẽ là bệ đỡ giúp sinh viên từng bước hiện thực hoá các dự án của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.