Thúc đẩy chứng khoán Việt Nam tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế
Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024
Năm 2023, tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 418.271 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2022. Cùng với tình hình phục hồi của nền kinh tế, mặc dù còn khá non trẻ so với trên thế giới, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ngừng phát triển mạnh mẽ, mau chóng thu hẹp khoảng cách và trình độ so với các thị trường lớn hàng đầu thế giới.

Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc phát triển thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu là yêu cầu khách quan trong phát triển kinh tế; Cần không ngừng phát triển về quy mô, khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp, quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu tăng trưởng tích cực.
Cùng với những thành tựu, kết quả đã đạt được, chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu khá quan trọng, đó là nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi trước năm 2025.
Nâng hạng chứng khoán, Việt Nam có thể thu hút vốn đầu tư lớn từ nước ngoài
Nếu được nâng hạng, theo ước tính, Việt Nam sẽ ngay lập tức thu hút được khoảng 3-4 tỷ USD. Dòng vốn này sẽ còn tăng hơn nữa, góp phần gia tăng nguồn lực tài chính và khả năng quản trị doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển hệ thống các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc chứng khoán KB chia sẻ: "Khi chúng ta tiếp cận được thị trường mới nổi, chúng ta mới sẵn sàng đón nhận lượng vốn lớn từ nước ngoài, từ các định chế tài chính lớn trên thế giới, từ các tổ chức lớn đầu tư vào Việt Nam. Quy mô vốn vào Việt Nam sẽ rất lớn, có thể lên tới 5-7 tỷ USD sẽ "đổ bộ" vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới".
Với việc thực hiện mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, Thủ tướng đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng với tinh thần “Đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện”.

Cùng với việc giao nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán cho các đơn vị, Thủ tướng cũng đề nghị các nhà đầu tư, nhà phát hành tích cực tham gia công tác bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện quan điểm xuyên suốt lấy con người là trung tâm, là động lực phát triển, không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.


Mức tăng GDP quý I 6,93% là mức tăng cao nhất của quý I trong 5 năm trở lại đây, cho thấy nhiều ngành sản xuất phục hồi.
Những tỷ phú giàu nhất thế giới đã mất hàng tỷ USD giá trị tài sản ròng chỉ sau một đêm, khi thông báo về thuế đối ứng mới của Tổng thống Donald Trump gây chấn động khắp Phố Wall.
Nếu bị áp thuế nhập khẩu đối xứng, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể giảm từ 0,7 - 1,3 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế, theo nhận định của Công ty Chứng khoán KB.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý I ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 23/3, cơ quan thuế đã ban hành 3.705 quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp với tổng số tiền 29.236 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024.
0