Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

>> Thuốc lá điện tử, cấm khi chưa muộn

Công điện nêu rõ: Trong thời gian gần đây trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và việc sử dụng các sản phẩm này có nhiều diễn biến phức tạp. Tỉ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế cần tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và nghiên cứu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ: Tài chính, Quốc phòng, Công an và Công Thương cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn tình trạng vận chuyển, buôn bán, tàng trữ thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng, hành vi liên quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng (trà, sữa hạt, viên uống...) của CTCP thảo dược Mộc Can được quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh.

Hơn 100 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 Hà Nội vừa được khám tim miễn phí.

Bàn chân bẹt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi do ở độ tuổi này lớp mỡ lòng bàn chân chưa tiêu hết, dáng đi còn đang hoàn thiện, việc đánh giá và can thiệp quá sớm có thể phản tác dụng.

254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.

Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.