Thủ tướng Thái Lan đối mặt nguy cơ bị bãi nhiệm

Theo kế hoạch, vào ngày 14/8, tòa án Hiến pháp Thái Lan sẽ đưa ra quyết định hệ trọng liên quan cáo buộc đối với Thủ tướng Srettha Thavisin vì bổ nhiệm một bộ trưởng từng ngồi tù. Phán quyết có thể khiến Thủ tướng Srettha Thavisin bị miễn nhiệm.

Trước đó, hàng chục thượng nghị sĩ Thái Lan hồi tháng 5 đệ đơn kiện yêu cầu bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin, do ông đã bổ nhiệm Pichit Chuenban, một luật sư từng ngồi tù, làm bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng trong cuộc cải tổ nội các.

Sau khi các thượng nghị sĩ đệ đơn kiện, ông Pichit đã tuyên bố rời nội các hôm 21/5 để bảo vệ Thủ tướng. Ông Srettha cũng khẳng định ông Pichit đã trải qua quá trình thẩm tra lý lịch kỹ lưỡng.

Thủ tướng Srettha cho biết nếu không bị phế truất sau phán quyết của Tòa Hiến pháp, ông sẽ tiến hành một đợt cải tổ nội các mới.

Thủ tướng Srettha cho biết nếu không bị phế truất sau phán quyết của Tòa Hiến pháp, ông sẽ tiến hành một đợt cải tổ nội các mới.

Nếu ông bị bãi nhiệm, Pheu Thai, đảng chiếm đa số trong liên minh cầm quyền, sẽ phải đề cử một ứng viên mới thay thế vị trí của ông. Ứng viên của Pheu Thai sẽ phải nhận được số phiếu ủng hộ quá bán từ 500 hạ nghị sĩ và 250 thượng nghị sĩ trong quốc hội để trở thành tân thủ tướng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.