Thủ tướng chủ trì phiên họp xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 10/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ nhất của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát và nhiệm vụ thời gian tới.

Cùng dự tại phiên họp có Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Khai mạc Phiên họp đúng vào Tháng “Vì người nghèo”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo cho biết, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các bộ, các ngành, các địa phương, sự tham gia tích cực của các tổ chức, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và Nhân dân, trong thời gian qua, cả nước đã giúp khoảng 340 nghìn hộ người có công với cách mạng và trên 800 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở có chỗ ở ổn định, an toàn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên, đến nay cả nước còn khoảng trên 315.000 hộ có khó khăn về nhà ở, trong đó khoảng 106 nghìn hộ người có công, 46.000 hộ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và 153.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo khác.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Phiên họp thảo luận, xác định rõ mục tiêu, quan điểm, định hướng chỉ đạo để thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình, bảo đảm hoàn thành trong năm 2025; Đặc biệt, xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ, các hộ gia đình được hỗ trợ.

Nhấn mạnh, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước là giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân, song việc xoá nhà tạm, nhà dột nát không phải công việc riêng của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc mà là công việc chung của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, đặc biệt là sức mạnh của toàn dân, với tâm đức của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp. Cùng với sự hỗ trợ từ Nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp..., người nghèo cần cố gắng, nỗ lực, cộng đồng ở địa phương giúp đỡ, với tinh thần "ai có gì giúp nấy", "ai có công góp công,  ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", "tương thân, tương ái", "tình đồng chí, nghĩa đồng bào", "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều", không trông chờ, ỷ lại; tất cả phải chủ động, tích cực.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, cả nước còn khoảng 106 ngàn hộ người có công có khó khăn về nhà ở. Sau khi Thường trực Chính phủ họp thống nhất chính sách hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ước đến hết năm 2024, tổng số hộ được hỗ trợ nhà ở từ Chương trình là 60.000 hộ, ngân sách trung ương đã bố trí hơn 2,3 nghìn tỷ đồng; đề xuất năm 2025 bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương là hơn 1.266 tỷ đồng đồng để xây mới và sửa chữa khoảng gần 40.000 căn còn lại.

Về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay, cả nước đã hỗ trợ được khoảng 18.200 căn cho các hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi; dự kiến năm 2025 sẽ hỗ trợ khoảng 21.800 căn nhà với tổng kinh phí khoảng hơn 673,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, sau Lễ phát động Phong trào thi đua "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", các địa phương đã tổ chức triển khai, với tổng số kinh phí đã huy động được khoảng hơn 44 tỷ đồng. Đặc biệt, Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã huy động được là 5.932 tỷ đồng để xoá nhà tạm, dột nhát cho người còn khó khăn về nhà ở.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân vẫn luôn là một mặt hàng nóng trên thị trường sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện các chất cấm có trong sản phẩm. Dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo, nhưng không ít người đã phải nhập viện với tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng các loại sản phẩm này.

Liên quan đến vụ 5 học sinh đuối nước tại sông Hồng, đoạn thuộc địa phận xã Hiền Quan (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), đến nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm được thi thể toàn bộ nhóm 5 em học sinh.

Sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa có quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Giỏi, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang.

Các lực lượng thuộc Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi.

Sáng 20/11, TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử sơ thẩm đại án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, cùng nhiều tổ chức liên quan.

Những tháng cuối năm, hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản thường gia tăng với diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi. Trước tình hình này, Công an Thành phố Hà Nội đã đưa ra những khuyến cáo để người dân chủ động phòng chống, tránh thiệt hại về tài sản và đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.