Tín hiệu tốt từ bán lẻ tiêu dùng tại Hà Nội
Nguyên nhân bán lẻ tăng vì đây là tháng Tết, nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh. Đây cũng là thông tin tích cực cho tiêu dùng những tháng kế tiếp của năm, nhất là khi điều này được xem là động lực tăng trưởng.
Ngay từ sau Tết, nhiều người tiêu dùng đã quay trở lại siêu thị để mua thực phẩm cho gia đình. Tin vui với những người tiêu dùng như chị Đỗ Lệ Oanh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) là giá cả hàng hóa không có biến động lớn giữa trước và sau Tết.
Chị Đỗ Lệ Oanh chia sẻ: "Hàng hóa khá phong phú và tươi. Giá cả không có biến động so với trước Tết".
Tại siêu thị Winmart Thăng Long, trước Tết ba tháng đã chuẩn bị hàng hóa với số lượng tăng 40-50% so với bình thường. Với hàng hóa sau Tết, nguồn cung ứng vẫn được đảm bảo, đặc biệt là nhóm hàng tươi sống, sữa chua để phục vụ khách hàng. Nhìn số liệu doanh thu dịp Tết, những đơn vị bán lẻ khá hài lòng.
Bà Phan Thị Hoài Thương - Giám đốc Siêu thị Winmart Thăng Long cho biết: "Ngay từ mùng 4 Tết chúng tôi đã mở cửa, ghi nhận sức mua tăng 8-10%. Doanh số ấy chứng minh bằng lượt khách vào, lượt mua hàng".
Theo Tổng cục Thống kê, do trùng với tháng Tết nguyên đán, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2025 ước đạt 573,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Hà Nội đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Là đầu tàu kinh tế của cả nước, Hà Nội quyết tâm thực hiện các giải pháp tăng tốc, bứt phá phát triển để GRDP tăng ở mức 8%. Trong đó, tiêu dùng là một trong ba trụ cột bên cạnh động lực khác gồm xuất khẩu, đầu tư.
Số liệu tăng khá của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 đang mang đến những tín hiệu tốt cho một năm kinh tế có nhiều khởi sắc.


Sau nhiều năm chờ đợi, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng với việc chuẩn bị đưa hệ thống giao dịch KRX vào vận hành.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong vài năm trở lại đây, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tích cực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trung Quốc có 5.351 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 32,2 tỷ USD, đứng thứ 6/150 đối tác đầu tư.
Thị trường chứng khoán ngày 14/4 bùng nổ khi nhóm cổ phiếu họ Vin – đặc biệt là VIC và VHM đồng loạt tăng kịch trần, góp hơn 8 điểm vào đà tăng mạnh của VN-Index.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, các sản phẩm công nghệ quan trọng từ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế mới trong vòng hai tháng tới.
0